\r\n Hà Nội đã vào thu, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường trong gió heo may se lạnh. Cách đây 59 năm trước, vào ngày 10/10, người dân Hà Thành vẫn nhớ rất rõ khoảnh khắc ngày Quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Đó là một ngày không có tiếng súng, không có những trận giao tranh dữ dội từ các cửa ô mở đường cho cánh quân thần tốc tiến vào giải phóng. Hà Nội được tiếp quản trong không khí thanh bình, rộn rã với những gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Ngày 10/10/1954 diễn ra cuộc bàn giao chính quyền đúng như thoả thuận được kí kết tại Hiệp định Genevơ.

\r\n

\r\n Ngày tiếp quản thanh bình

\r\n

\r\n Ngày 19/8/1945, nhân dân ta đã ghi vào lịch sử dấu mốc cách mạng tháng Tám thắng lợi oanh liệt. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

\r\n

\r\n Sau Cách mạng tháng Tám, Hà Nội đã cùng với cả nước kiên cường đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, xây dựng lực lượng sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

\r\n

\r\n Tháng 10/1946, giặc Pháp nổ súng chiếm Hải Phòng, rồi tấn công Lạng Sơn, khiêu khích ở Hà Nội. Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhân dân Hà Nội đã đồng loạt đứng lên chống giặc, giành thế chủ động trong cuộc kháng chiến.

\r\n

\r\n Sau gần 9 năm kháng chiến, với sức chiến đấu ngoan cường, trí dũng của quân dân ta, nhất là sau trận đánh quyết định của ta tại Điện Biên Phủ, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và kí Hiệp định Giơnevơ (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận phải rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Hà Nội lúc này thực sự được giải phóng. Người dân ngày nào phải rời xa Thủ đô, nay được quay trở lại, bắt tay vào xây dựng cuộc sống trên mảnh đất ngàn năm văn hiến.

\r\n

\r\n Ngay khi cuộc đấu tranh về ngoại giao của Việt Nam với Pháp ở Phủ Lỗ về vấn đề chuyển giao thành phố Hà Nội bắt đầu từ 15/9/1954 thì đến 20/9/1954 quân giải phóng đã bắt đầu chuẩn bị các lực lượng cho đội hành chính và trật tự vào trước.

\r\n

\r\n Tuy nhiên, trước khi rút, quân đội Pháp tìm mọi cách phá hoại, hòng gây cho ta nhiều khó khǎn khi vào tiếp quản. Để hoàn thành được nhiệm vụ phức tạp và nặng nề trên, Việt Nam đã sử dụng lực lượng quần chúng làm áp lực đấu tranh với Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Thành uỷ Hà Nội, đồng bào Thủ đô, nhất là công nhân đã kiên trì đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của chúng và buộc chúng phải trao lại thành phố cho ta đúng thời hạn. Ngày 9/10/1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên.

\r\n

\r\n Sáng ngày 10/10/1954, các đơn vị tiếp quản Thủ đô, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô, giương cao cờ Quyết chiến quyết thắng từ 5 cửa ô tiến vào giải phóng Hà Nội. Đến 15 giờ chiều ngày 10/10, việc tiếp quản thành phố đã hoàn thành. Cũng chiều hôm đó, 15 vạn nhân dân Hà Nội đã dự lễ mừng chiến thắng và ngày 10/10 đã trở thành ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô, Ngày giải phóng Thủ đô.

\r\n

\r\n Ngày kỉ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10 còn được người dân Hà Nội gọi là "Ngày tiếp quản". Bởi lẽ, ngày ấy quân ta trở về tiếp nhận Thủ đô từ tay đối phương một cách hoà bình. Thành phố không có tiếng súng, không có những trận đánh ác liệt từ các cửa ngõ vành đai như những trận chiến năm xưa. Tất cả mọi hoạt động tiếp quản diễn ra một cách hòa bình.

\r\n

\r\n Ngay trong ngày 10/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi nhân dân Hà Nội phấn đấu xây dựng “Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”.

\r\n

\r\n Hà Nội hôm nay cờ hoa tươi thắm

\r\n

\r\n 59 năm sau giải phóng, từ một thành phố nghèo nàn lạc hậu lúc mới giải phóng, Hà Nội ngày nay đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước, Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình, đang vươn lên trên tầm thế giới về vẻ đẹp văn hóa và trí tuệ. Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành “dẫn đầu cho nhân dân cả nước”. Với bề dày truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Hà Nội sẽ luôn được bảo tồn và phát triển, mở rộng và đi lên, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước.

\r\n

\r\n Càng yêu Hà Nội, tự hào được sinh sống và học tập nơi Thủ đô - trái tim của cả nước, tuổi trẻ Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đang ngày đêm học tập, phấn đấu và tu dưỡng đạo đức, rèn luyện trí lực, để trở thành những người con ngoan trò giỏi, công dân tốt, nhằm thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta, thế giới trông vào Thủ đô ta”, nên “Thủ đô ta” phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Lời căn dặn đó càng trở nên có ý nghĩa khi chúng ta đang thực hiện sâu rộng công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Có Đảng soi sáng dẫn đường, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, toàn dân đồng lòng chung sức sẽ xây dựng nên một Thủ đô  “Vững về chính trị, giàu về kinh tế, cao về trí tuệ, đẹp về văn hóa, nhân văn về xã hội, xanh sạch về môi trường”.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n 8h sáng ngày 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào giải phóng Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của 20 vạn nhân dân Thủ đô

\r\n