HỢP TÁC QUỐC TẾ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) là một trong những trường trọng điểm quốc gia với sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo đa ngành, đa bậc học với 49 ngành đào tạo đại học (chương trình tiêu chuẩn) với 67 chuyên ngành, 22 ngành đào tạo thạc sỹ, 18 ngành đào tạo tiến sỹ. Học viện không chỉ đào tạo các ngành nông nghiệp, thủy sản, thú y mà còn đào tạo các ngành kinh doanh, kinh tế, quản lý, công nghệ kỹ thuật và khoa học xã hội. Đặc biệt, Học viện có 5 chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Từ khi thành lập đến nay, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 kỹ sư, cử nhân, hơn 10.000 thạc sỹ và hơn 600 tiến sỹ. Nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp.. Với những thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như hợp tác quốc tế, Học viện đã đóng góp tích cực vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những thập kỷ qua.
Học viện thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Ðể hoàn thành nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp được Ðảng và Nhà nước giao phó, trong những năm qua, ngoài vốn đầu tư của Nhà nước, Học viện không ngừng mở rộng quan hệ với các cơ quan và trường đại học trong và ngoài nước. Dưới sự chỉ đạo sát sao và ủng hộ tích cực của Bộ GD&ÐT, Bộ NN&PTNT, cơ quan chủ quản mới của HVN, cùng với các cơ quan Ðảng và Chỉnh phủ từ trung ương đến địa phương, năm 1999 và 2001, Học viện đã được Bộ trưởng Bộ GD&ÐT trao tặng bằng khen về các thành tích trong công tác quan hệ quốc tế.
*/ Hợp tác quốc tế
Quán triệt đường lối đối ngoại của Ðảng và Nhà nước, đặc biệt Nghị quyết của Trung uơng II về Giáo dục Ðào tạo và Khoa học Công nghệ, trong những năm qua, đặc biệt từ những năm 1998 đến nay, công tác quan hệ quốc tế của HVN không ngừng được tăng cường về số lượng, chất lượng và hiệu quả. Học viện đã kí kết biên bản ghi nhớ với gần 120 trường, viện nghiên cứu của 25 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế khác, tạo cơ hội giao lưu quốc tế cho hàng ngàn cán bộ, viên chức và sinh viên. Hàng năm, Học viện cử các hàng ngàn cán bộ, viên chức và sinh viên sang giao lưu/thực tập sinh tại các trường đại học/các doanh nghiệp uy tín trên thế giới, đồng thời tiếp đón các đoàn cán bộ, sinh viên quốc tế sang giao lưu tại Học viện. Đồng thời, HVN đã thu hút được nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Các hoạt động liên quan đến công tác quan hệ quốc tế của Học viện rất đa dạng, bao gồm thiết lập quan hệ với các cơ quan tổ chức chuyên môn nông nghiệp thông qua trao đổi thông tin, ký kết các bản ghi nhớ, trao đổi và đào tạo cán bộ, sinh viên, thiết lập và thực thi các dự án hợp tác song phương, đa phương, dự án tài trợ, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo quốc tế v.v...
Ký kết thỏa thuận hợp tác/biên bản ghi nhớ với đối tác quốc tế
Từ 2011 đến nay, HVN đã ký kết 237 Biên bản ghi nhớ với gần 120 trường, viện nghiên cứu từ 25 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế khác. Trên cơ sở đó, HVN đã tham gia tích cực và hiệu quả trong các dự án, chương trình đào tạo liên kết, trao đổi sinh viên và cán bộ.
Năm
|
Tổng số
|
2022
|
13
|
2021
|
10
|
2020
|
8
|
2019
|
31
|
2018
|
41
|
2017
|
30
|
2016
|
25
|
2015
|
17
|
2014
|
22
|
2013
|
11
|
2012
|
8
|
2011
|
21
|
Tổng số
|
237
|
Tiếp nhận các dự án quốc tế
Trong giai đoạn 2017-2022, Ban HTQT đã phối hợp với các đơn vị trong Học viện quản lý khoảng 120 chương trình/dự án/đề tài đang được thực hiện với tổng kinh phí tài trợ ước tính khoảng 76 triệu đô la Mỹ bao gồm tài trợ nước ngoài và vốn đối ứng của phía Việt Nam, tăng 21 dự án so với giai đoạn 2012-2015. Đặc biệt, Dự án “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” thuộc Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học” (SAHEP) với tổng vốn đầu tư là 58.7 triệu đô la Mỹ đã chính thức được triển khai từ năm 2019. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Học viện tập trung xây dựng cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ hành chính góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, quản trị đại học của HVN. Việc tổ chức xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình/dự án HTQT trong giai đoạn 2017-2022 được triển khai tương đối đồng bộ trên các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch và đạt kết quả tốt.
Trong các dự án hợp tác quốc tế, một số dự án đáng lưu ý đã mang lại hiệu quả tổng hợp cho Học viện là:
+ Dự án Tăng cường năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho HVN do JICA tài trợ
+ Dự án Hợp tác nghiên cứu đào tạo giữa HVN và Cộng đồng các Trường ÐH nói tiếng Pháp - Vương quốc Bỉ
+ Dự án với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia với 2 dự án cho khoa Nông học và Kinh tế Nông nghiệp
+ Các dự án do Quỹ Ford tài trợ
+ Các dự án với trường Ðại học Wageningen Hà Lan
+ Dự án với tổ chức Danida Ðan Mạch
+ Dự án FIRST – World Bank tài trợ
+ Dự án Hợp tác Giáo dục Việt Nam - Ireland (gọi tắt là VIBE) do Đại sứ quán Ailen
+ Quỹ Nghiên cứu và Tư vấn của Chính phủ Bỉ (SCF)
+ Dự án: Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” thuộc Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học” (SAHEP)
Hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế còn được thể hiện qua các hội thảo khoa học quốc tế/trao đổi học thuật tập trung vào các lĩnh vực đang rất cấp thiết của Việt Nam cũng như thế giới như quản lý đất và nước, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, vv được tổ chức hàng năm. Những hoạt động khoa học này đều có sự tham gia của các nhà khoa học của Học viện, chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều nước trong khu vực và thế giới. Hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề là cơ hội tốt để cán bộ khoa học và giáo viên trong Học viện trao đổi, học hỏi và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, càng nâng cao được vị thế khoa học của Học viện.
Ðoàn ra, đoàn vào
Trong giai đoạn 2007-2022, đã có hơn 4000 các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên từ hơn 900 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc và thảo luận cơ hội hợp tác với Học viện.
Năm
|
Đoàn khách
|
Số khách
|
2007-2008
|
37
|
127
|
2008-2009
|
40
|
190
|
2009-2010
|
74
|
342
|
2010-2011
|
86
|
378
|
2011-2012
|
76
|
327
|
2012-2013
|
110
|
661
|
2013-2014
|
65
|
296
|
2014-2015
|
88
|
404
|
2015-2016
|
108
|
391
|
2016-2017
|
135
|
465
|
2017-2018
|
89
|
500
|
2018-2019
|
114
|
124
|
2019-2020
|
66
|
58
|
2020-2021
|
11
|
55
|
2021-2022
|
19
|
53
|
Total
|
1.118
|
4.371
|
Đồng thời, hơn 1.000 cán bộ, giảng viên được cử đi dự các hội nghị hội thảo, học tập ngắn và dài hạn, tham quan học tập ở các nước trong khu vực và quốc tế.
Ðặc biệt, các hoạt động trao đổi cán bộ và sinh viên của Học viện với các trường bạn như: ÐH Nông nghiệp Tokyo, ÐH Saga, ÐH Ryukus, ÐH Kagoshima, ĐH Yamagata (Nhật Bản), ÐH Kasetsart, ÐH Công nghệ Suranaree (Thái Lan), ÐH Nông nghiệp Vân Nam (Trung Quốc), khóa học Summer School với ĐH Khoa học Sự sống của CH Séc cũng đã trở thành hoạt động thường niên. Đáng lưu ý là, từ năm 2012 HVN tham gia chương trình trao đổi sinh viên khu vực ĐNA (AIMS). Việc tham gia vào các tổ chức, chương trình trao đổi sinh viên trong khu vực đã đem lại nhiều cơ hội cho sinh viên HVN học tại các trường trong khu vực đồng thời với việc HVN tiếp nhận SV quốc tế và thực hiện các chương trình trao đổi tín chỉ.
Hiệu quả thu được từ các hoạt động trao đổi và đào tạo cán bộ có phần đóng góp không nhỏ của công tác quan hệ quốc tế, từ việc thiết lập quan hệ ban đầu, các nỗ lực tìm kiếm và xây dựng quan hệ đối đẳng, thông qua các bản ghi nhớ, biên bản làm việc, biên bản hợp tác... cho đến việc hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện về các thủ tục cho đoàn vào và đoàn ra. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD và ÐT, Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng như Cục xuất nhập cảnh Bộ Công an, Phòng xuất nhập cảnh TP Hà Nội, Công an huyện Gia Lâm, các đoàn vào và ra đều được Học viện phổ biến và thực hiện nghiêm túc các thủ tục xuất nhập cảnh, không để xảy ra bất kỳ sai sót đáng tiếc nào.
Tiếp nhận LHS nước ngoài vào học tập Việt Nam
HVN được giao trách nhiệm đào tạo dài hạn lưu học sinh cho nước bạn Lào và Campuchia bắt đầu từ năm 1964. Từ đó cho đến nay, HVN đã đào tạo 450 SV cho Lào (bao gồm 406 cử nhân, 34 thạc sỹ, 10 tiến sỹ) cho Campuchia 78 SV (bao gồm 56 cử nhân, 13 thạc sỹ, và 9 tiến sỹ). Số lượng LHS Lào và Campuchi cũng liên tục tăng. Giai đoạn 1998 – 2003, có 23 lưu học sinh Campuchia, 6 lưu học sinh Lào, đến giai đoạn 2007-2011, HVN đã tiếp nhận và đạo tạo 167 lưu học sinh Lào và 11 lưu học sinh Campuchia. Hiện tại (2020-2021) thành phần lưu học sinh tại Học viện đa dạng với SV tới từ các quốc gia như: số lưu học sinh Lào là 31, lưu học sinh Campuchia là 18, Mozambique là 18 và các nước khác như Angola, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ
Năm
|
Nhập học hàng năm
|
Tổng số LHS
|
LHS đã tốt nghiệp
|
ĐH
|
Thạc sỹ
|
Tiến sỹ
|
Tổng
|
ĐH
|
Thạc sỹ
|
Tiến sỹ
|
Tổng
|
ĐH
|
Thạc sỹ
|
Tiến sỹ
|
Tổng
|
2007
|
1
|
|
|
1
|
39
|
3
|
2
|
44
|
6
|
3
|
|
9
|
2008
|
4
|
|
1
|
5
|
41
|
1
|
2
|
44
|
10
|
5
|
1
|
16
|
2009
|
3
|
|
3
|
6
|
35
|
1
|
5
|
41
|
5
|
3
|
|
8
|
2010
|
9
|
4
|
2
|
15
|
29
|
12
|
5
|
46
|
18
|
1
|
1
|
20
|
2011
|
8
|
5
|
1
|
14
|
31
|
12
|
5
|
48
|
2
|
|
1
|
3
|
2012
|
7
|
6
|
1
|
14
|
31
|
10
|
3
|
44
|
2
|
9
|
2
|
13
|
2013
|
34
|
8
|
|
42
|
33
|
15
|
6
|
54
|
|
5
|
|
5
|
2014
|
22
|
8
|
1
|
31
|
79
|
21
|
4
|
104
|
4
|
6
|
1
|
11
|
2015
|
25
|
16
|
1
|
45
|
97
|
29
|
5
|
131
|
7
|
6
|
|
12
|
2016
|
21
|
14
|
1
|
36
|
116
|
34
|
5
|
155
|
6
|
8
|
3
|
17
|
2017
|
20
|
18
|
1
|
38
|
106
|
48
|
4
|
158
|
23
|
19
|
|
42
|
2018
|
4
|
12
|
|
16
|
80
|
30
|
2
|
112
|
25
|
14
|
2
|
41
|
2019
|
10
|
11
|
|
21
|
81
|
40
|
2
|
123
|
17
|
|
|
17
|
2020
|
12
|
10
|
|
22
|
68
|
28
|
2
|
98
|
25
|
10
|
|
35
|
2021
|
14
|
22
|
1
|
37
|
64
|
38
|
1
|
103
|
15
|
14
|
2
|
31
|
2022
|
14
|
11
|
2
|
27
|
61
|
30
|
3
|
94
|
18
|
10
|
|
28
|
Khen thưởng cấp cao
Năm 1999, Học viện đã vinh dự được chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất về thành tích đào tạo nguồn lực cao cấp cho nhà nước Lào về lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2017, Học viện tiếp tục nhận được Huân chương SAHAMETREI cấp Thipadin do Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia trao tặng; Huân chương Hữu nghị, Huân chương Lao động và bằng khen cho tập thể và cá nhân của Học viện do Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Nước CHDCND Lào trao tặng về những thành tích và đóng góp trong công tác quản lý đào tạo LHS và hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, HVN cũng đang tiếp nhận LHS từ các nước Mozambic, Angola, Hàn Quốc đồng thời phối hợp đào tạo ngắn hạn cho một số thực tập sinh từ các nước Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Indonesia, Thái Lan vv.
Ðánh giá kết quả hợp tác quốc tế
Các hợp tác nghiên cứu đã hỗ trợ điều kiện làm việc cho cán bộ của Học viện, thể hiện qua rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố qua hội thảo chuyên đề do các dự án tổ chức. Ðến nay, Học viện đã xuất bản được 65 số tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhiều giáo trình môn học, sách chuyên đề, thông tin khoa học liên tục được đổi mới bổ sung nhờ nguồn thông tin cập nhật do các dự án cung cấp. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ được đào tạo ngắn và dài hạn do sự hỗ trợ của các dự án đã tiếp thu được nguồn kiến thức và thái độ làm việc say mê phục vụ tốt cho công việc giảng dạy và nghiên cứu.
HVN đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Ðảng và Nhà nước về công tác QHQT. Học viện đã tuân thủ các quy định của các cơ quan hữu quan như Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ÐT, Bộ Kế hoạch Ðầu tư, Bộ Công An, Phòng XNC TP HN... về các thủ tục xét trình dự án hợp tác quốc tế, tổ chức hội nghị hội thảo, tập huấn chuyên môn, trao đổi khoa học, các thủ tục XNC cho đoàn ra và đoàn vào, gia hạn tạm trú và lưu trú cho người nước ngoài tại trường,... Trong suốt những năm qua, Nhà trường đã tuyệt đối không để xảy ra bất kỳ sai phạm, thiếu sót nào liên quan đến công tác quan hệ quốc tế.
Tóm lại, trong những năm qua, HVN đã hoàn thành xuất sắc công tác quan hệ quốc tế, vừa tăng cường nội lực, vừa tăng danh tiếng của Học viện đối với các cơ quan và trường đại học trong khu vực và quốc tế.
Những chủ trương, định hướng của HVN về công tác QHQT
- Tập trung thực hiện và quản lý tốt các dự án hợp tác quốc tế đã ký kết với các tổ chức. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan, nhà khoa học nông nghiệp nước ngoài để tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, thiết kế các dự án mới.
- Năng động và nhạy bén với các chủ trương của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công Nghệ, Bộ Kế hoạch Ðầu tư; đồng thời liên hệ chặt chẽ với các địa phương để chủ động đề xuất các dự án, các đề tài nghiên cứu chuyển giao công nghệ để tranh thủ thêm nguồn đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế cho Học viện.
- Tăng cường sự hội nhập của Học viện với các hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ mới của các nước để tránh nguy cơ tụt hậu.
- Bên cạnh việc duy trì và phát huy các mối quan hệ sẵn có, Học viện cần năng động tìm kiếm mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới như các nước châu Mỹ, châu Phi.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo giáo dục lưu học sinh Lào và Campuchia với các loại hình ngành, nghề trong nông nghiệp, đồng thời mở rộng trao đổi sinh viên và cán bộ giữa HVN với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.