\r\n Ngày 4/4/2014, Nhà trường tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh” do TS. Nguyễn Phượng Lê làm chủ nhiệm.

\r\n

\r\n Với mục tiêu hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, đánh giá và đề xuất được các giải pháp chủ yếu cho việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh.

\r\n

\r\n Về thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực của làng nghề: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ cơ sở cũng như người lao động trong các làng nghề truyền thống chỉ ở mức trung bình, họ rất ít tham gia vào các lớp học được tổ chức trên địa bàn. Mặc dù vậy, chất lượng lao động trong các làng nghề truyền thống vẫn được đánh giá đáp ứng khá tốt so với yêu cầu công việc hiện nay. Bởi trong các làng nghề truyền thống có rất nhiều  nghệ nhân, thợ làm nghề giỏi với kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trên 10 năm và gia đình làm nghề trong 2-3 thậm trí 4 thế hệ. Chính vì vậy, hình thức học nghề của những người lao động ở đây là được truyền lại từ gia đình, học hỏi từ những người làm cùng, kết hợp với sự tích lũy kinh nghiệm của bản thân. Chất lượng của người lao động quản lý cũng như lao động trực tiếp trong các làng nghề truyền thống chịu tác động của các yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và môi trường lao động hàng ngày. Mặc dù tỷ lệ người lao động trong cả 4 làng được điều tra được đào tạo là không cao (từ 19 đến 50% số lao động có chứng chỉ  nghề). Nhưng  kinh nghiệm sản xuất của người lao động qua nhiều năm (chủ yếu là từ 5 đến 10 năm, một số có kinh nghiệm trên 20 năm) nên chất lượng của người lao động trong các làng truyền thống đáp ứng khá tốt nhu cầu sản xuất của làng nghề.

\r\n

\r\n Các giải pháp đề xuất bao gồm: (i) Hoàn thiện công tác truyền nghề cho người lao động; (ii) Đổi mới hình thức và nội dung của công tác đào tạo nghề đối với lao động làng nghề; (iii) Cải thiện điều kiện làm việc; và (iv) Thực hiện chế độ đãi ngộ cả vật chất và tinh thần cho người lao động.

\r\n

\r\n Đề tài được Hội đồng nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu và đề nghị cho nghiệm thu chính thức.