3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

               

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

 

Cộng

90

 

-   Những NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng, chưa kể học phần triết học.

-   Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết  ở trình độ đại học và cao học theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

 

4. Ðối tượng tuyển sinh

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Di truyền chọn giống cây trồng, Trồng trọt; Khoa học cây trồng, Nông học

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Sinh học, Cử nhân nông nghiệp, Rau hoa quả và cảnh quan.

 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
 

6. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm 10.
 

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

1

NH819

Sinh lý sinh thái cây trồng nâng cao

Advanced Crop Physiology and ecology

2

2

0

x

2

NH820

Cây trồng và biến đổi khí hậu và

Platns and Climate changes

2

2

0

x

3

NH826

Quản lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Management of Organic Agriculture

2

2

0

x

 

4

NH821

Công nghệ cao trong trồng trọt

High technology in plant cultivation

2

2

0

x

5

NH822

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Faming system in the tropics

2

2

0

 

x

6

NH815

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu với điều kiện bất thuận

Genetics and breeding for resistance to abiotic stresses

2

2

0

 

x

7

NH824

Nông nghiệp bảo tồn

Conservation Agriculture

2

2

0

 

x

8

NH825

Mô hình hóa và dự báo trong trồng trọt

Modelling & Prediction in Crop Science

2

1,5

0,5

 

x

9

NH813

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

Management and utilization of plant germplasm in breeding

2

2

0

 

x

10

NH 802

Những tiến bộ mới trong quản lý sâu hại

Advances in plant pest management

2

2

0

 

x

11

KTNN 802

Phát triển nông nghiệp và Hội nhập

Agricultural development and integration

2

2

0

 

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

11

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

 

2

 

 

x

1

Sinh lý cây trồng (với năng suất, với chống chịu, thích ứng…)

Plant physiology (yeld, abiotic and biotic stress tolerance, adaption)

2

 

 

 

x

2

Công nghệ sinh học trong trồng trọt

Biotechnology in crop production

2

 

 

 

x

3

Hệ thống nông nghiệp

Agricultural Systems

2

 

 

 

x

4

Dinh dưỡng cây trồng

Crop nutrition

2

 

 

 

x

5

Sinh thái cây trồng

crop ecology

2

 

 

 

x

6

Nước và cây trồng

Crop and water

2

 

 

 

x

7

Đất và cây trồng

Soil and water

2

 

 

 

x

8

Biến đổi khí hậu và trồng trọt

Climate change and crop production

2

 

 

 

x

9

Cơ sở khoa học xây dựng biện pháp canh tác các nhóm cây trồng (cây lấy hạt, lấy củ, thân lá, ….)

Scientific bases for development of cultivation practices of crop groups (grain, root, stem and leafy crops)

2

 

 

 

x

10

Cây trồng bản địa và bảo tồn nguồn gene

Indigenous crops and conservation of plant germplasms)

2

 

 

 

x

11

Sinh lý sau thu hoạch và bảo quản nông sản

Postharvest Physiology and preservasion of crops

2

 

 

 

x

12

Cỏ dại

Weeds

2

 

 

 

x

13

Trồng trọt công nghệ cao

High tech farming

2

 

 

 

x

14

Sản xuất cây trồng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Crop production and hygiene and food safety

2

 

 

 

x

15

Vai trò giống cây trồng trong trồng trọt

Role of varieties in crop production

2

 

 

 

x

16

Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)

Intergrated crop management

2

 

 

 

x

LUẬN ÁN

Thesis

70

 

 

x

 

 

8. Kế hoạch giảng dạy

 

Học kỳ

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh của HP

Mã học phần

Tổng số TC

LT

TH

BB/ TC

1-6.

1

Sinh lý sinh thái cây trồng nâng cao

Advanced crop Physiology and ecology

NH819

2

2

0

BB

1-6.

2

Cây trồng và Biến đổi khí hậu

Platns and Climate changes

NH820

2

2

0

BB

1-6

3

Quản lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Management of Organic Agriculture

BB

1-8

4

Luận án tiến sĩ

Doctor Thesis

 

70

 

70

BB

1-6.

5

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

Management and utilization of plant germplasm in breeding

NH813

2

2

0

TC

1-6.

6

Mô hình hóa và dự báo trong trồng trọt

Modelling & Prediction in Crop Science

NH825

2

1,5

0,5

TC

1-6.

7

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận

Genetics and breeding for resistance to abiotic stresses

NH815

2

2

0

TC

1-6.

8

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Tropical cultivation systems

NH822

2

2

0

TC

1-6.

9

Nông nghiệp bảo tồn

conservation Agriculture

NH824

2

2

0

TC

1-6.

10

Phát triển nông nghiệp và Hội nhập

Agricultural development and integration

KTNN 802

2

2

0

TC

1-6.

11

Công nghệ cao trong trồng trọt

High technology in plant cultivation

NH821

2

2

0

TC

1-6.

12

Những tiến bộ mới trong quản lý sâu hại

Advances in plant pest management

NH802

2

2

0

TC

Tiểu luận tổng quan (2 tín chỉ)

 

2

2

0

BB

Chuyên đề tiến sĩ (2 tín chỉ/chuyên đề, chọn 2 chuyên đề và lựa chọn cây trồng phù hợp với đề tài luận án của mình)

 

4

 

 

BB

4-7.

1

Sinh lý cây trồng (với năng suất, với chống chịu, thích ứng…)

Plant physiology (yeld, abiotic and biotic stress tolerance, adaption)

 

2

 

 

 

4-7.

2

Công nghệ sinh học trong trồng trọt

Biotechnology in crop production

 

2

 

 

 

4-7.

3

Hệ thống nông nghiệp

Agricultural Systems

 

2

 

 

 

4-7.

4

Dinh dưỡng cây trồng

Crop nutrition

 

2

 

 

 

4-7.

5

Sinh thái cây trồng

crop ecology

 

2

 

 

 

4-7.

6

Nước và cây trồng

Crop and water

 

2

 

 

 

4-7.

7

Đất và cây trồng

Soil and water

 

2

 

 

 

4-7.

8

Biến đổi khí hậu và trồng trọt

Climate change and crop production

 

2

 

 

 

4-7.

9

Cơ sở khoa học xây dựng biện pháp canh tác các nhóm cây trồng (cây lấy hạt, lấy củ, thân lá, ….)

Scientific bases for development of cultivation practices of crop groups (grain, root, stem and leafy crops)

 

2

 

 

 

4-7.

10

Cây trồng bản địa và bảo tồn nguồn gene

Indigenous crops and conservation of plant germplasms)

 

2

 

 

 

4-7.

11

Sinh lý sau thu hoạch và bảo quản nông sản

Postharvest Physiology and preservasion of crops

 

2

 

 

 

4-7.

12

Cỏ dại

Weeds

 

2

 

 

 

4-7.

13

Trồng trọt công nghệ cao

High tech farming

 

2

 

 

 

4-7.

14

Sản xuất cây trồng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Crop production and hygiene and food safety

 

2

 

 

 

4-7.

15

Vai trò giống cây trồng trong trồng trọt

Role of varieties in crop production

 

2

 

 

 

4-7.

16

Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)

Intergrated crop management

 

2

 

 

 

 

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Mô tả học phần

1. NH819 - Sinh lý sinh thái cây trồng nâng cao (Advanced crop physiology and ecology) (2 TC 2-0 -4): Phân tích mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý và sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Cân bằng năng lượng và hiệu suất sử dụng nước. Quang hợp, hô hấp và quan hệ source – sink. Các dạng stress và phản  ứng của cây trồng đối với các điều kiện stress của môi trường, cơ chế thích nghi với các stress ở mức độ phân tử.

2. NH820: Cây trồng và biến đổi khí hậu (Plant and climate change). (2TC: 2,0 - 0 - 4): Khái niệm về biến đổi khí hậu; Hiện tượng và xu thế biến đổi khí hậu; Nguy cơ và tác hại của biến đổi khí hậu đến cây trồng; Đặc tính và khả năng chống chịu của cây trồng đối với các hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra; Cơ sở khoa học bố trí cơ cấu cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu; Mối tương quan giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Học phần học trước: Không

3. NH813. Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn tạo giống cây trồng (Management and utilization of plant germplasm in  breeding. (2TC : 2 – 0 -  4): Những kiến thức mới về Bảo tồn In situ. Những kiến thức mới về Bảo tồn In situ. Đánh giá nguồn gen dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử. Khai thác nguồn gen trong chọn giống cây trồng. Nhận biết nguồn gen mang gen mục tiêu. Nâng cao nguồn gen bằng lai với các vốn gen. Nâng cao nguồn gen bằng lai xa và chuyển gen.

4. NH815. Cơ sở di truyền và chọn giống chịu các điều kiện bất thuận (Genetics and breeding for resistance to abiotic stresses). (2 TC: 2- 0 - 4,0) : Môi trường bất thuận, khái niệm và phân loại. Tương tác kiểu gen và môi trường. Di truyền chống chịu bất thuận. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương chống chịu điều kiện hạn. Chọn giống lúa, ngô, cà chua chống chịu mặn và ngập. Chọn giống cà chua và đậu rau chịu nóng.

5.  NH821  Công nghệ cao trong trồng trọt (High technology in plant cultivation) (2LT- 0 TH- 4): Giới thiệu chung về công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, Hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thực trang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. công nghệ cao trong nông nghiệp, Hệ thống trồng trọt trong nhà có mái che công nghệ cao chủ động, Công nghệ trồng cây trong dung dịch. Kỹ thuật trồng cây trong giá thể. Các vấn đề  kinh tế và môi trường của nông nghiệp công nghệ cao. 

6. NH822  Hệ thống canh tác nhiệt đới ( Farming system in the Tropics) (2 TC 2-0 -4): Khí hậu nhiệt đới, tiềm năng và những vấn đề của canh tác nhiệt đới. Các hệ thống canh tác ở nhiệt đới, đặc điểm của hệ thống, nguyên lí trồng trọt trong hệ thống, những vấn đề và biện pháp cải tiến đối với từng hệ thống canh tác. Phương pháp nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác.

7. NH824. Nông nghiệp bảo tồn (Conservation Agriculture) (2 TC 2-0 -4): Khái niệm và đặc trưng của nông nghiệp bảo tồn; Cơ sở khoa học và nguyên lý xây dựng hê sinh thái nông nghiệp theo nông nghiệp bảo tồn; Các nội dung của nông nghiệp bảo tồn; Các kỹ thuật cơ bản của nông nghiệp bảo tồn; Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp theo hướng nông xây dựng các hệ sinh thái nông nghiệp của  theo các kỹ thuật của nông nghiệp bảo tồn.

8 NH825. Mô hình hóa và dự báo trong trồng trọt (Modelling & Prediction in Crop Science) (1,5TC - 0,5TC- 4 TC): Khái niệm về mô hình, mô phỏng, phân loại mô hình, và lịch sử ứng dụng mô hình trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên; Các bước cơ bản ứng dụng phương pháp mô hình; Giới thiệu phương pháp số và ứng dụng với máy tính; Mô hình hóa các quá trình tích lũy, vận chuyển và biến đổi chất khô trong cây trồng; Phần mềm ứng dụng mô phỏng sinh trưởng và phát triển cây trồng; Mô hình dữ liệu và các phần mềm quản lý dữ liệu, nhất là dữ liệu với khối lượng lớn và có đặc tính không gian và thời gian.

9. KT 802. Phát triển nông nghiệp và hội nhập (Agricultural Development and Integration)  (2TC: 2 – 0 – 4): Bối cảnh phát triển nông nghiệp, An toàn và anh ninh LTTP, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Sử dụng tài nguyên và vấn đề bền vững; Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề phát triển nông nghiệp; Những bài học kinh nghiệm và xu hướng phát triển nông nghiệp. 

10. NH 802. Những tiến bộ mới trong quản lý sâu hại (Advances in plant pest management) (2TC- 0TC-4TC): Các quan điểm mới trong quản lý sâu hại; Thành tựu của công nghệ sinh học trong quản lý sâu hại; công nghệ nano và ứng dụng trong quản lý sâu hại; Juvenile Hormone Enzymes tác nhân thuốc trừ sâu trong quản lý sâu hại; Thuốc trừ sâu thế hệ mới; Các tiến bộ kỹ thuật mới trong quản lý một số nhóm sâu hại trên các cây trồng khác nhau.

11. NH826. Quản lý Nông nghiệp hữu cơ (Management of Organic Agriculture) (2TC- 0TC-4TC): Khái niệm và nguyên lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Cơ sở khoa học về các yếu tố cần thiết cho sản xuất cây trồng hữu cơ bao gồm đất, nước, dinh dưỡng, giống cây trồng cùng cách thức phòng trừ dịch hại, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Khái niệm chung về quản lý nông nghiệp hữu cơ; Cơ sở khoa học của quản lý nông nghiệp hữu cơ;  Cơ sở thiết lập giá cả và thị trường cho sản phẩm hữu cơ; Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp hữu cơ.

 

9.2. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

 

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1. Sinh lý cây trồng: Sinh lý năng suất cây trồng (cây lấy hạt, lấy củ), những vấn đề liên quan đến quang hợp, hô hấp, tính chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận, trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, chất điều tiết sinh trưởng, điều khiển sinh trưởng phát triển, phát sinh cơ quan.

2. Công nghệ sinh học trong trồng trọt: Các vấn đề liên quan đến nuôi cấy mô thực vật (trong nhân nhanh giống và tạo giống); các vấn đề liên quan đến kỹ thuật DNA: phát hiện và nhân dòng gen; chỉ thị phân tử, chuyển gen, giám định DNA, tin sinh học, genom học (genomics), protein học (proteomics).

3. Hệ thống nông nghiệp: Lý thuyết hệ thống và áp dụng trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn.  Hệ thống nông hộ; Các hệ thống canh tác trên thế giới và Việt Nam; canh tác hữu cơ, canh tác bền vững và phá triển ngành hàng.

4. Dinh dưỡng cây trồng: Các vấn đề về hấp thu, đồng hóa dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng. Ảnh hưởng của phân bón với chất lượng sản phẩm và việc sản xuất nông phẩm an toàn cho người tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng phân bón.

5. Sinh thái cây trồng:  Mối quan hệ các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng và nước đối với sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Các vấn đề về vùng sinh thái và mùa vụ đối với cây trồng trong hệ thống canh tác.

6. Nước và cây trồng: Đặc điểm sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước của cây trồng, các đặc tính chịu hạn và thích nghi của cây trồng trong điều kiện hạn, vấn đề tưới nước và canh tác nước tiết kiệm trong sản xuất cây trồng.

7. Đất và cây trồng: Nhu cầu dinh dưỡng và tính thích ứng đất đai của của cây trồng. Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thành phần của đất với cây   trồng. Cơ sở khoa học bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đạt   hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ, cải tạo tài nguyên môi trường.

8. Biến đổi khí hậu và trồng trọt: Hiện tượng và xu thế biến đổi khí hậu. Nguy cơ và tác hại của biến đổi khí hậu đến cây trồng. Cơ cấu cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu. Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. 

9. Cơ sở xây dựng biện pháp canh tác cho các nhóm cây trồng: Các nhóm cây trồng chính tại Việt nam và trên thế    giới (Cây lấy hạt, cây lấy dầu, cây lấy củ, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày ....); Vai trò của các nhóm cây trồng trong nên SX nông nghiệp; Yêu cầu ngoại cảnh, dinh dưỡng đất trồng của các nhóm cây trồng chính của Việt nam; Kỹ thuật canh tác các nhóm cây trồng; Các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất các nhóm cây trồng chính của Việt Nam...).

10. Cây trồng bản địa và bảo tồn nguồn gene: Các khái niệm về cây trồng bản địa; Phân loại các loại cây trồng bản địa,  Giá trị kinh tế và văn hoá  của nhóm cây trồng bản địa; Các phuơng pháp duy trì và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng bản địa; Các khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn nguồn gen cây trồng bản địa; Các nghiên cứu trên thế giới và Việt nam về việc sử dụng, bảo tôn nguồn gen cây trồng bản địa.

11. Sinh lý sau thu hoạch và bảo quản nông sản: Sự biến đổi các chức năng sinh lý của nông sản sau thu hoạch và bảo quản. Ảnh hướng của các biện pháp canh tác trước thu hoạch đến sự biến đổi chức năng sinh lý, thành phần sinh hóa sau thu hoạch, các biện pháp xử lý nông sản trước và sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Các biện pháp điều khiển hoạt động sinh lý của nông sản trong quá trình bảo quản, sự biến đổi chất lượng nông sản sau thu hoạch.

12. Cỏ dại: Đa dạng cỏ dai; Tác hại của cỏ dại trong trồng trọt; Đặc tính sinh học của cỏ dại; Biện pháp phòng trừ.

13. Trồng trọt công nghệ cao: Các kỹ thuật liên quan đến trồng cây trong nhà có điều khiển; sản xuất nông sản ở qui mô công nghiệp, các vấn đề về chương trình hóa sản xuất cây trồng. Tổ chức và thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

 14. Sản xuất cây trồng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Lợi ích và ảnh hưởng của VSATTP đối với  đời sống con người và môi trường sinh thái. Những yếu tố môi trường, con người và xã hội tác động đến VSATTP. Vị trí của sản xuất cây trồng trong VSATTP. Cách tiếp cận, phương pháp và biện pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cây trồng theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống đảm bảo chất lượng VSATTP.  Đánh giá sự phù hợp VSATTP của sản phẩm. Vai trò quản lý của Nhà nước về VSATTP. Giới thiệu các mô hình quản lý cây trồng đạt tiêu chuẩn VSATTP.

15. Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt: Các khái niệm về giống cây trồng, lược sử trồng và sử dụng các loại giống cây trồng; Các nhóm giống cây trồng chính và đặc điểm sử dụng; vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt, các tiến bộ kỹ thuật mới trên thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực giống cây trồng...); cơ sở khoa học của ưu thế lai, chọn giống ưu thế  lai và kỹ thuật canh tác.

16. Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM): Các vấn đề liên quan đến sản xuất cây trồng và tiêu thụ sản phẩm, quản lý đất và sản xuất cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
 

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

 

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

 

2

Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định

 

3

Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học Quốc Gia và Quốc tế đăng toàn văn trong kỷ yếu (Proceedings) hội nghị có phản biện khoa học

 

4

Nông nghiệp và PTNT (tên cũ: KHKT Nông nghiệp; Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm; Lâm nghiệp; Thủy lợi; Kinh tế (NN)

BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn

5

Bảo vệ thực vật

CụcBảo vệ thực vật

6

Khoa học đất

Hội Khoa họcđất

7

Khoa học

TrườngĐH Cần Thơ

8

Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp

TrườngĐH Nônglâm TPHồ Chí Minh

9

Khoa học và phát triển (cũ KHKT Nông nghiệp)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

10

Journal of sciences VNU (tên cusxL Tạp chí Khoa học – KHTN)

Đại học Quốc giaHà Nội

11

Khoa học

Đại họcHuế

12

Khoa học và Công nghệ

Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam

13

Khoa học và Công nghệ

Đại họcThái nguyên

14

Khoa học Lâmnghiệp

ViệnKhoa họcLâm nghiệpViệt Nam

15

Sinh học

Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam

16

Khoa học và Công nghệnông nghiệp Việt Nam

Viện Khoa học Nông nghiệpViệtNam

17

Công nghệ sinh học

Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam

18

Di truyền và ứng dụng

Hội di truyền


10.3.
Hội thảo khoa học

NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

 

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.

 

11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Họ tên giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1

Sinh lý sinh thái cây trồng nâng cao

Bộ môn sinh lý thực vật

Vũ Quang Sáng

Nguyễn Văn Phú

1954

1962

PGS

TS

2

Biến đổi khí hậu và cây trồng

Bộ môn Cây lương thực

Phạm Văn Cường

Đoàn Văn Điếm

Nguyễn Đình Vinh

1971

1954

1955

PGS

PGS

TS

3

Quản lý nông nghiệp hữu cơ

PPTN và TKSH

Phạm Tiến Dũng

Nguyễn Thị Ái Nghĩa

1954

GS

4

Công nghệ cao trong trồng trọt

Canh tác học

Hà Thị Thanh Bình

Nguyễn Tất Cảnh

Nguyễn Quang Thạch

Trần Thị Minh Hằng

1954

1958

1954

1971

PGS

PGS

GS

PGS

5

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Canh tác học

Hà Thị Thanh Bình

Nguyễn Tất Cảnh

Nguyễn Thế Hùng

1954

1958

1954

PGS

6

Nông nghiệp bảo tồn

Cây công nghiệp và CT

Nguyễn Đình Vinh

Lê Quốc Doanh

Nguyễn Thanh Lâm

1955

1955

1968

TS

PGS

TS

7

Mô hình hóa và dự báo trong trồng trọt

PPTN và TKSH

Phạm Tiến Dũng

Nguyễn Duy Bình

Trần Đức Quỳnh

1954

 

 

GS

PGS

TS

 

8

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

DTG

Vũ Văn Liết

Trần Văn Quang

Vũ Thị Thu Hiền

Nguyễn Văn Cương

1954

1973

1975

1959

GS

PGS

PGS

PGS

9

Những tiến bộ mới trong quản lý sâu hại

Côn trùng

Hồ Thị Thu Giang

Nguyễn Văn Đĩnh

Lê Ngọc Anh

Nguyễn Đức Tùng

1967

1953

1977

1980

PGS

GS

TS

TS

10

Phát triển nông nghiệp và Hội nhập

Khoa Kinh tế

Phạm Bảo Dương

Nguyễn Phượng Lê

Đỗ Kim Chung

1973

1973

1953

PGS

PGS

GS

11

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu với điều kiện bất thuận

DTG

Vũ Văn Liết

Trần Văn Quang

Vũ Thị Thu Hiền

Nguyễn Văn Cươn

1954

1973

1975

1959

GS

PGS

PGS

PGS

 

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Khoa Nông học có 10 phòng thí nghiệm của bộ môn, 01 phòng thí nghiệm khoa học cây trồng với máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học,…

 

12.2. Thư viện: Thư viện khoa Nông học có 738 đầu sách. Bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác chuyên môn phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. ngoài ra thư viện có 138 sách giáo trình và tài liệu tham khảo tiếng anh phục vụ cho chương trình tiên tiến ngành khoa học cây trồng. hàng năm phục vụ hàng nghìn lượt độc giả

 

12.3. Giáo trình, Bài giảng

Mã HP

Học phần

Giáo trình/

Bài giảng

Tên

tác giả

Nhà

xuất bản

Năm

XB

KT 802

Phát triển nông nghiệp và Hội nhập

Economics of Agricultural Development

Georege W. Norton, Jeffrey A, William A. Masters

Virgina University Press

2006

NH819

Sinh lý sinh thái cây trồng nâng cao

Giáo trình sinh lý thực vật

Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng

NXB ĐHNN HN

2006

NH820

Cây trồng và biến đổi khí hậu

Sách: Biến đổi khí hậu

Nguyễn Đức Ngữ (Chủ Biên)

NXBKHKT

2007

NH826

Quản lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Giáo trình Nông nghiệp Hữu cơ

Phạm Tiến Dũng và cs

Đang biên soạn

 

NH821

Công nghệ cao trong trồng trọt

Bài giảng

Nguyễn Quang Thạch (Chủ biên)

Đang biên soạn

 

NH822

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Sách : Intensified Systems of Farming in the Tropics and Subtropics

J A N Wallis

World Bank ISBN: 0-8213-3944-3

1997

NH824

Nông nghiệp bảo tồn

Bài giảng

Nguyễn Đình Vinh (chủ biên)

NXB ĐHNN HN

 

NH825

Mô hình hóa và dự báo trong trồng trọt

Giáo trình Bài giảng ứng dụng mô hình mô phỏng trong trồng trọt

Nguyễn Duy Bình (Chủ biên)

 

Đang biên soạn

 

NH813

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

Giáo Trình Nguyên lý và phương pháp chọn giống cây trồng

Vũ Văn Liết (chủ biên)

NXB ĐHNN HN

2013

NH 802

Những tiến bộ mới trong quản lý sâu hại

Bài giảng

Hồ Thị Thu Giang (chủ biên)

NXB ĐHNN HN

 

NH815

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu với điều kiện bất thuận

Bài giảng: Chọn giống cây trồng chống chịu điêì kiện bất thuận

Vũ Văn Liết (Chủ biên)

 

2013

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

- Các bộ môn liên quan triển khai viết đề cương chi tiết, bài giảng và giáo trình của từng học phần theo các nội dung như đã ghi trong phần mô tả tóm tắt của học phần đó.

- Khoa chuyên môn và Ban Quản lý Đào tạo phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khoá học đảm bảo phân phối hợp lý khối lượng kiến thức cho mỗi học kỳ và trình tự lôgic của các học phần, không vi phạm điều kiện học trước ghi trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.