Nhóm sinh viên: Phạm Văn Việt, Đặng Ngọc Huy, Vì Văn Khiêm, Hà Thị Cẩm Ly, Hoàng Bảo Yến - Khoa Kinh tế và PTNT

Tân Lập là một trong các xã khó khăn của huyện Mộc Châu, nơi sinh sống của 7 đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn sinh kế chính dựa vào nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây ăn quả nói chung, cây mận nói riêng được xã Tân Lập xác định là cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. Phát triển sản xuất mận và chuỗi giá giá trị mận đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương này. Tham gia vào chuỗi giá trị mận ở xã Tân Lập có vai trò tích cực của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, ở tất cả các công đoạn và mắt xích của chuỗi giá trị. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ chưa được nhìn nhận đúng mức do định kiến về giới kết hợp với vấn đề dân tộc, văn hoá, luật tục, nghèo đói. Nghiên cứu nhằm phân tích vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị mận tại xã Tân Lập, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy vai trò của giới trong chuỗi giá trị mận ở Sơn La, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị mận ở địa bàn. nghiên cứu.