Quyết định chọn học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ngờ đã mở ra một cơ hội chưa từng có cho Lê Thúy Hằng, cựu sinh viên K60 ngành Khoa học Môi trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường, hiện đang theo học Tiến sĩ ở CHLB Đức.

Chia sẻ về quyết định vào học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Thúy Hằng cho biết, vào cuối tháng 7 năm 2015, sau khi nhận được kết quả thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại học, Hằng đã nhen nhóm bao nhiêu kế hoạch cho những năm tháng đại học sắp tới.

leftcenterrightdel
 Lê Thúy Hằng đi thực tập tại Zao mountain tháng 2/2020.

 

"Ngôi trường tôi muốn học là Học viện Nông nghiệp Việt Nam nên đã chuẩn bị tất cả tài liệu, hồ sơ nộp vào Khoa Môi trường (nay là Khoa Tài nguyên và Môi trường) của Học viện. Tôi chính thức trở thành sinh viên ngành khoa học môi trường vào cuối tháng 8/2015, đồng thời được bổ nhiệm làm Bí thư Chi đoàn K60 Khoa học Môi trường A và là Phó Bí thư Liên chị đoàn khoa, mở ra con đường học tập và tạo nền tảng cho những gì tôi đang có được ngày hôm nay" - Hằng chia sẻ về con đường trở thành sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Thúy Hằng thực hành lấy mẫu đất tại Đại học Yamagata (Nhật Bản).

 

Trong suốt những năm tháng học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hằng luôn chứng tỏ năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của mình. Ngày 9/9/2017, Hằng giành được học bổng khuyến khích học tập của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc học chuyên môn, Hằng không ngừng trau dồi khả năng ngoại ngữ và tham gia các hoạt động đoàn thể để nâng cao các kĩ năng mềm. 

leftcenterrightdel
 Nghiên cứu rừng ven biển Sakata tháng 5/2020.

 

Ngày 28/12/2017, theo chương trình hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tổ chức CIAT (The International Center for Tropical Agriculture), Hằng được lựa chọn và chính thức trở thành thực tập sinh từ ngày 23/1/2017 tại tổ chức này. 

leftcenterrightdel
 Thúy Hằng và các thành viên trong phòng thí nghiệm tại Nhật Bản.

 

"Đây thực sự là một bước ngoặt lớn thúc đẩy mong muốn làm nghiên cứu khoa học của tôi. Cũng tại đây, khả năng ngoại ngữ của tôi được trau dồi và tiến bộ hơn rất nhiều. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại CIAT, tôi đã rất vui khi được là đồng tác giả của bài báo khoa học về chủ đề thực tập của mình" - Hằng cho biết. Ngay sau khi kết thúc thực tập sinh tại tổ chức CIAT, tôi nhận được thông báo từ Khoa Tài nguyên và Môi trường tuyển chọn sinh viên tham gia trao đổi cùng Đại học Yamagata, Nhật Bản. 

leftcenterrightdel
 Lê Thúy Hằng cùng nhóm sinh viên Học viện tại ĐH Yamagata

 

Đây là chương trình trao đổi sinh viên về lĩnh vực khoa học, được tài trợ bởi Tổ chức Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (Japan Science and Technology Foundation). Chương trình tổ chức hàng năm, dành riêng cho sinh viên Khoa Tài nguyên và Môi trường, với mức độ cạnh tranh rất cao vì chỉ tuyển chọn 5 – 10 sinh viên ưu tú nhất.

"Nhận thức đây là cơ hội tốt để khẳng định năng lực của mình, ngay lập tức tôi đăng ký dự tuyển. Kết thúc 3 vòng thi, tôi là một trong 5 bạn sinh viên được chọn. Trong suốt chương trình học tập tại Nhật Bản, nhóm 5 sinh viên chúng tôi được học tập dưới sự dẫn dắt của giảng viên Khoa Môi trường và giáo sư phía Nhật Bản" - Hằng chia sẻ.

Được biết, khóa học tại Nhật Bản của Hằng ngoài nhóm sinh viên đến từ Việt Nam còn có sự tham gia của các sinh viên đến từ Đại học Hannover (Đức), Đại học Chiang mai (Thái Lan) và Đại học Yamagata (Nhật Bản).

leftcenterrightdel
 Hằng thuyết trình tại một hội thảo khoa học.

 

Nhóm được tham gia nghiên cứu về tuyết tại rừng nghiên cứu của Đại học Yamagata, sau đó được thăm quan rừng ven biển tại Sakata, Yamagata để thấy được sự quan trọng của rừng ven biển trong việc phòng chống và hạn chế sự tác động của thiên tai. Bên cạnh đó, Hằng được đi tham quan và có những tiết học tại Trung tâm Tái chế rác thải Akarinkan tại Sakata và ngay sau đó là Nhà máy điện sinh khối cũng tại Sakata,Yamagata.

Không chỉ được tới các địa điểm để học hỏi về khoa hoc của Nhật Bản, Hằng còn được trải nghiệm văn hóa Geisha, văn hóa trà đạo và khám quá Thủy cung Kamo. "Đó là những trải nghiệm không thể nào quên" - Hằng khẳng định.

leftcenterrightdel
 Tại công viên Tsuruoka - Yamagata mùa hoa anh đào tháng 3/2020.

 

Nhưng khóa học còn mở ra cho Hằng những cơ hội mới, lớn lao hơn. Trong các buổi hội thảo tại Nhật Bản, Hằng biết tới chương trình đào tạo thạc sĩ bằng kép (Double Degrees) giữa trường Đại học Yamagata (Nhật Bản) và Đại học Hannover (Đức). "Những ấn tượng không thể nào quên từ chuyến đi Nhật Bản khi tham gia chương trình Sakura – Winter school 2019 đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến quyết định đi du học của tôi. Ngay sau tốt nghiệp đại học tại Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào tháng 9/2019, tôi đã quyết định nộp hồ sơ dự thi vào Chương trình đào tạo thạc sĩ Double Degrees" - Hằng nói.

Với chương trình học này, Hằng học tập và nghiên cứu một năm tại Đại học Yamagata (Nhật Bản) và một năm tại Đại học Hannover (Đức). Vào ngày 23/10/2019, Hằng có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi định hướng học tập với Giáo sư Larry Lopez nhân dịp ông đến làm việc với Khoa Tài nguyên và Môi trường. Dưới sự hướng dẫn của Giáo sư, Hằng đã nộp hồ sơ và được tuyển chọn vào học chương trình thạc sĩ tại Đại học Yamagata, Nhật Bản. Hằng đã tốt nghiệp Thạc sĩ bằng kép tại ĐH Yamagata, Nhật Bản và Đại học Hannover vào tháng 2021. 

"Đến nay, Hằng đang thực hiện các nghiên cứu thực địa cho đề tài luận án tiến sĩ tại Romania là một trong những địa điểm nghiên cứu của Hằng. Mặc dù quãng đường học tập và phấn đấu của tôi còn dài nhưng những trải nghiệm đã qua luôn là nguồn lực nuôi dưỡng sự tự tin cho tôi trong cả học tập lẫn cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời chúc tới tất cả các bạn sinh viên hiện đang và sẽ học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam rằng: Hãy cố gắng và nỗ lực không ngừng trong học tập, hãy biến ước mơ của bạn thành sự thật; đừng để ước mơ mãi chỉ là mơ ước" - Hằng chia sẻ. 

Theo https://danviet.vn