1. Về cơn bão số 3 (bão Wipha)
    |
 |
Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ bão số 3 phát lúc 5 giờ ngày 21/7/2025. (Ảnh: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) |
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đây là cơn bão gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở trung du và miền núi, ngập lụt tại các vùng thấp trũng và đô thị. Trên đất liền, từ tối và đêm nay, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 7-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 có thể làm đổ cây cối, cột điện, tốc mái nhà, gây thiệt hại rất nặng. Từ ngày 21-23/7, khu vực đông bắc, đồng bằng Bắc bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và giông với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm. Từ tối và đêm nay (21/7), khu vực phía nam và trung tâm thành phố Hà Nội (gồm Từ Liêm, Đông Anh, Phú Xuyên, Vân Đình, Thanh Trì, Thanh Oai, Ba Đình, Láng, Gia Lâm, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hà Đông…) gió mạnh dần cấp 5, cấp 6 sau tăng lên cấp 7, giật cấp 8-9.
2. Cả nước khẩn trương, quyết liệt ứng phó với bão
Ngày 19/7/2025 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu: Bộ trưởng các bộ Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi ảnh hưởng của bão tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời công tác ứng phó với bão, mưa lũ với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra. Ngay sau đó, ngày 20/7/2025, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Công điện số 117 về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão. Công điện gửi Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để cùng chung tay phòng, chống bão.
3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ động ứng phó với bão
Để kịp thời thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, cùng ngày 19/07/2025 Học viện đã ra Thông báo về việc phòng chống bão lụt và ứng phó với cơn bão số 3. Thông báo yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của cơn bão, cử người trực để sẵn sàng đối phó khi có tình huống xấu xảy ra, giữ thông tin liên lạc thường xuyên và chủ động liên lạc với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai của Học viện khi cần thiết; đối với các đơn vị có vị trí thấp/trũng chuẩn bị và sẵn sàng phương án di chuyển các trang thiết bị đến nơi an toàn khi có ngập lụt xảy ra; Ban Cơ sở vật chất và Đầu tư phối hợp với Công ty Điện lực Gia Lâm đảm bảo an toàn lưới điện trong khuôn viên Học viện, dự phòng phương án khi có sự cố về điện; thông báo cho các nhà thầu có phương án phòng chống bão lụt, úng ngập tại vị trí các công trình đang thi công, đảm bảo tính liên thông và phù hợp với phương án của thoát nước của Học viện; đồng thời phối hợp với một số đơn vị, bộ phận tiến hành kiểm tra, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, các phương tiện, dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc phòng chống bão lụt; Ban phòng chống thiên tai của Học viện có phương án cử lực lượng trực, lực lượng xung kích, các phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết… Đặc biệt, thông báo yêu cầu người học chủ động có phương án phòng chống bão lụt tại nơi lưu trú của mình, kiểm tra lại độ an toàn về nhà cửa, khi có bão và cắt hệ thống cầu giao điện, chốt chặt đóng kín hệ thống cửa ngõ của nơi lưu trú. Người học đang thuê nhà trọ và Ký túc xá cần phối hợp với các chủ cho thuê trọ và Bộ phận quản lý Ký túc xá về phương án phòng chống bão lụt. Yêu cầu Ban cán sự các lớp nêu cao tinh thần trách nhiệm, đôn đốc sinh viên lớp mình nhận thức rõ, thực hiện đầy đủ và hiệu quả về việc chủ động ứng phó với cơn bão này.
4. Các bước ứng phó với bão
Để cùng chúng tay chống bão, hạn chế tối đa hụ quả nặng nề do bão gây ra, mỗi cán bộ, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt nam cần thực hiện đầy đủ các bước ứng phó sau đây:
Ban CTCT&CTSV