Chiều ngày 30/8/2021, thông qua nền tảng MS Teams, Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức seminar trực tuyến với chủ đề “Kinh nghiệm sử dụng phương pháp OM (outcome mapping) trong theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của dự án An toàn thịt lợn (ACI 027). Dự án do Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) điều phối thực hiện với sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR). Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Kinh tế và PTNT là một trong những đối tác chính tham gia thực hiện dự án này. TS. Nguyễn Thị Thu Huyền, nhóm nghiên cứu mạnh Liên kết kinh tế và Phát triển thị trường trình bày đã chia sẻ kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án trong việc áp dụng phương pháp OM (outcome mapping) trong theo dõi, đánh giá kết quả dự án. Seminar nhằm mục tiêu chia sẻ phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cũng như triển khai các hoạt động thực hiện dự án của giảng viên, nghiên cứu viên và các học viên sau đại học của Khoa và một số giảng viên khác trong Học viện.

Đại diện Ban chủ nhiệm, Khoa Kinh tế và PTNT, TS. Nguyễn Hữu Nhuần điều hành buổi seminar. Buổi seminar có sự tham giam và thảo luận sôi nổi của đông đảo các giảng viên và nghiên cứu viên trong Khoa và trong Học viện. Mở đầu buổi seminar, chủ toạ nêu nội dung, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi. Sau đó, TS. Nguyễn Thị Thu Huyền giới thiệu chung về dự án và các hoạt động cũng như tầm quan trọng việc áp dụng các phương pháp giám sát, đánh giá kết quả dự án.

leftcenterrightdel
 Bài trình bày seminar trực tuyến qua ứng dụng Microsoft Teams (Ảnh: Bùi Văn Quang – VNUA) 
leftcenterrightdel
 Một số kết quả đạt được đối với tác nhân giết mổ trong chuỗi giá trị thịt lợn (Ảnh: Bùi Văn Quang – VNUA)
leftcenterrightdel
 PGS.TS. Phạm Kim Đăng, Trưởng Khoa Chăn nuôi, tham dự và chia sẻ tại seminar (Ảnh: Bùi Văn Quang – VNUA)

Diễn giả đã trình bày chi tiết các nội dung: (1) Thế nào là kết quả? (2) Tại sao cần giám sát kết quả hoạt động của dự án? (3) Các phương pháp được sử dụng hiện nay để đánh giá kết quả hoạt động của dự án như OH (outcome harvesting) và OM (outcome mapping); (4) Các bước áp dụng phương pháp OM trong thiết kế hoạch động, giám sát và đánh giá kết quả của dự án SafePORK như xác định tầm nhìn (vision) và nhiệm vụ (mission) của dự án), án dụng lý thuyết sự thay đổi (theory of change/ToC) trong sơ đồ hóa các hoạt động của dự án và kết quả mong đợi, xác định các tác nhân (boundary partners) và các chỉ tiêu đo lường kết quả (progress markers) ở các cấp độ khác nhau để đạt được từ dễ đến khó (mức độ 1: mong đợi nhìn thấy, mức độ 2: thích được nhìn thấy, mức độ 3: rất hài lòng nhìn thấy). 

leftcenterrightdel
 Hội thảo tập huấn nâng cao năng lực cán bộ tham gia dự án SafePork năm 2019 (Ảnh: Ninh Xuân Trung – VNUA)

Ngoài ra, tác giả cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế về cách thu thập tài liệu, minh chứng về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án SafePORK nhất là trong bối cảnh có nhiều cá nhân, đơn vị có chuyên môn khác nhau cùng tham gia thực hiện dự án. Nội dung cuối của bài trình bày, tác giả chia sẻ những kết quả đạt được của dự án SafePORK đối với các tác nhân giết mổ và bản lẻ thịt lợn cũng như chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện dự án và áp dụng phương pháp OM trong theo dõi, đánh giá kết quả dự án, đặc biệt trong bối cảnh dịch tả Châu Phi và đại dịch Covid-19 trong giai đoạn 2019-2021.

Sau phần trình bày, các thành viên tham gia buổi seminar đã thảo luận sôi nổi đưa ra góp ý, chia sẻ thêm các kinh nghiệm trong thiết kế hoạt động, giám sát và đánh giá kết quả và tác động của các dự án nghiên cứu cho phát triển nông nghiệp. Đánh giá chung các thành viên đều cho rằng OM là một phương pháp tốt vì nó được triển khai từ khi bắt đầu thực hiện dự án và có nhiều bên liên quan tham dự, đồng thời nó cũng giúp nhận diện các bối cảnh, điều kiện để có thể thực hiện dự án một cách tốt nhất và đạt được các mục tiêu đề ra.

Bùi Văn Quang, Nhóm NCM  Liên kết kinh tế và Phát triển thị trường