leftcenterrightdel
Thông tin tuyển sinh của ngành Phát triển nông thôn năm 2020
 Thông tin tuyển sinh của ngành Phát triển nông thôn năm 2020

       

Ở Việt Nam, nông nghiệp - nông dân - nông thôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Do vậy, phát triển nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ đó đòi hỏi cần có một lực lượng nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn, tinh thần làm việc hăng say, cống hiến hết mình cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

 

Sinh viên ngành Phát triển nông thôn được trang bị những kiến thức gì?

Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về xã hội học nông thôn, quản lý và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng. Người học có khả năng vận dụng các kiến thức, công cụ phân tích nhằm đánh giá hiện trạng và đưa ra các quyết định phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Sinh viên ngành Phát triển nông thôn được định hướng đến phát triển năng lực và kỹ năng về quản lý, phát triển nông thôn; kỹ năng làm việc với cộng đồng, kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao khả năng về ngoại ngữ, tin học, trang bị các kỹ năng mềm và khởi nghiệp với sự giảng dạy, hỗ trợ của các chuyên gia trong nước và quốc tế; kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo giải quyết các vấn đề nghiên cứu; thu thập, phân tích thông tin để nghiên cứu và ra quyết định giải quyết các vấn đề; xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá các kế hoạch, chương trình, dự án và các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong phát triển nông thôn.

Đặc biệt, từ năm 2015, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng thêm chuyên ngành Phát triển nông thôn định hướng nghề nghiệp (POHE) dưới sự tư vấn từ các giáo sư, các trường đại học ở Hà Lan. Điểm nổi bật của chương trình POHE là đào tạo gắn với thực tiễn; sinh viên được tăng cường thực hành nghề nghiệp, trải nghiệm, rèn nghề thực tế tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, trang trại; đi thực tế tại địa phương và thực tập sinh ngắn hạn tại nước ngoài (Israel, Nhật Bản, Thái Lan…).

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn ra trường làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn có thể làm việc tại các vị trí trí khác nhau như:

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông và phát triển nông nghiệp, nông thôn các cấp từ Trung ương đến địa phương;

- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn;

- Cán bộ quản lý, nhân viên ở các tổ chức kinh tế - xã hội (các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các tổ chức đoàn thể, xã hội..);

- Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn;

- Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 

Tại sao chọn ngành Phát triển nông thôn tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Là trường trọng điểm quốc gia, Học viện luôn được Nhà nước và các tổ chức quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Hiện tại, Học viện có 167 phòng học lý thuyết được trang bị máy tính, projector…, 184 phòng thí nghiệm với diện tích hơn 8000 m2.

Học viện có thư viện hiện đại với hơn 2.000m2, 100% máy tính được kết nối internet, trên 30.000 đầu sách (khoảng 250.000 bản), hơn 100 đầu báo, tạp chí các loại, 15 cơ sở dữ liệu trực tuyến sách, tạp chí điện tử, truy cập thông qua phần mềm quản lý thư viện điện tử. Ngoài ra, thư viện Học viện còn kết nối với thư viện các trường đại học, trung tâm thông tin trong và ngoài nước để gia tăng nguồn học liệu, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên.

leftcenterrightdel
Từ năm 2019-2022, Học viện triển khai Dự án
 Từ năm 2019-2022, Học viện triển khai Dự án "Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới" do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ

Hiện tại, Học viện có gần 1400 cán bộ viên chức, trong đó có hơn 700 giảng viên, hơn 100 giáo sư, phó giáo sư, gần 300 tiến sĩ, hơn 100 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, có năng lực nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Úc, Hà Lan, Bỉ… Bên cạnh đó, giảng viên Học viện thường xuyên đi học tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài.      

Năm 2017, Học viện là một trong hai cơ sở giáo dục đại học đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cao nhất và được Unirank xếp đứng thứ ba trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

 

leftcenterrightdel

Học viện đứng thứ 3 trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam

(Bảng xếp hạng UniRank năm 2017)

      

Học viện thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập. Bên cạnh đó, Học viện đã và đang triển khai liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Mosanto, Cargill, Viettel, Đạm Cà Mau, Vietinbank, Agribank…trao học bổng cho sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Theo số liệu thống kê của Ban Công tác Chính trị và Công tác Sinh viên (2019), hàng năm, Học viện dành gần 30 tỷ đồng trao học bổng cho sinh viên.

Đối với tân sinh viên khóa 65, Học viện còn dành chương trình đặc biệt về học bổng/du học/đào tạo quốc tế/cơ hội việc làm gồm: học bổng khát vọng khởi nghiệp, học bổng em yêu VNUA, học bổng phát triển thủ đô xanh, học bổng tiên tiến, chất lượng cao… Đặc biệt, 01 thủ khoa, 05 á khoa đầu vào của Học viện được cử đi du học toàn phần tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

leftcenterrightdel
GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trao học bổng cho sinh viên thủ khoa, á khoa đầu vào năm 2018
 GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trao học bổng cho sinh viên thủ khoa, á khoa đầu vào năm 2018
 

Ngành Phát triển nông thôn được giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2003 nhằm đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác quản lý nói chung và quản lý phát triển nông thôn nói riêng. Trải qua 16 năm xây dựng, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng nghìn nhân lực có trình độ cao về phát triển nông thôn, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.

 

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Xuân An – Cựu sinh viên Khóa 49, Trưởng Đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (Viet Nam World Vision) tại Tây Bắc
 Ông Nguyễn Xuân An – Cựu sinh viên Khóa 49, Trưởng chương trình Vùng Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Tổ chức World Vision Viet Nam)
leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Thanh Bình – Cựu sinh viên khóa 59, vô địch Khởi nghiệp quốc gia năm 2018
 Ông Nguyễn Thanh Bình – Cựu sinh viên khóa 59, vô địch Khởi nghiệp quốc gia năm 2018
leftcenterrightdel
Thầy và trò Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn dự Lễ kỷ niệm 15 năm ngành Phát triển nông thôn năm 2018
 Thầy và trò Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn dự Lễ kỷ niệm 15 năm ngành Phát triển nông thôn năm 2018

 

Nếu bạn yêu thích ngành Phát triển nông thôn và yêu thích Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hãy đăng ký nguyện vọng theo các thông tin sau:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức

xét tuyển

HVN

HVN13

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D10:Toán, Địa lí, Tiếng Anh

- Tuyển thẳng: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện

- Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep 

 

Khoa KT&PTNT + TT QHCC&HTSV