Hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành khoa học cây trồng ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, đất canh tác bị thu hẹp dần và dịch bệnh ngày càng phức tạp. Hơn nữa, thế giới đang từng bước tiến tới một nền nông nghiệp an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, để đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới cần nhiều lực lượng lao động có trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành khoa học cây trồng được phát triển từ chương trình đào tạo kỹ sư ngành trồng trọt trước đây, một ngành đào tạo truyền thống nhất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với 64 năm xây dựng và phát triển (1956-2020). Chương trình đào tạo hiện nay đã được nâng cấp cho phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại ở Việt Nam và trên thế giới. Chương trình cung cấp các kiến thức cơ bản của ngành trồng trọt, các kỹ thuật tiên tiến nhất như thuỷ canh, khí canh, trồng cây trong nhà kính, kỹ thuật quản lý nước tưới, sâu bệnh hại, cỏ dại và bảo vệ đất trong thâm canh các loại cây trồng. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, chương trình đào tạo còn cung cấp các kiến thức trong quản lý, kinh doanh nông nghiệp, các kỹ năng tính toán hiệu quả kinh tế quá trình sản xuất các loại cây trồng. Phương pháp dạy và học mới giúp người học có tay nghề cao, chủ động làm việc trong các lĩnh vực chính của ngành nông nghiệp.
|
|
Sinh viên thực hành nghiên cứu ngoài ruộng lúa |
|
|
Sinh viên thực hành nghiên cứu trên cây thanh long |
Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng chục vạn kỹ sư khoa học cây trồng. Các sinh viên tốt nghiệp có vị trí việc làm đa dạng như: cơ quan quản lý về nông nghiệp (phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống nông nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học và công nghệ…); viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng; doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty giống cây trồng, công ty phân bón, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường đại học và cao đẳng, các tổ chức phi chính phủ, hoặc tự khởi nghiệp tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
|
|
Ông Nguyễn Xuân Cường – Cựu sinh viên VNUA, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
|
|
Ông Trần Mạnh Hải, cựu sinh viên VNUA (Khóa 44), Tham tán Bộ Khoa học và Công nghệ |
|
|
Bà Lê Thị Thu Hằng – Cựu sinh viên VNUA (Khóa 50), chủ cơ sở sản xuất hoa hồng gồm 600 giống trên diện tích 6ha |
Để nâng cao chất lượng đào tạo, học viện không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến để phục vụ học tập và nghiên cứu như giảng đường, phòng thí nghiệm, hệ thống thư viện điện tử… Đặc biệt, đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề. Hiện tại, khoa Nông học có 43 giảng viên là tiến sĩ, 13 phó giáo sư, 3 giáo sư, trong đó trên 86% giảng viên được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Bỉ, Đức, Úc,…
|
|
Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô |
|
|
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (bên trái) được đào tạo tiến sỹ ở Nhật Bản |
Nếu bạn yêu thích ngành khoa học cây trồng, một ngành đào tạo có bề dày truyền thống lịch sử nhất tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hãy nhanh tay đăng ký nguyện vọng vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã ngành: 7620110, tổ hợp tuyển sinh: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Sinh, Hóa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh). Đặc biệt, có rất nhiều cơ hội học bổng đang chờ đón bạn như học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài trợ của các tổ chức/cá nhân, học bổng toàn phần sau đại học của các trường đại học nổi tiếng trên Thế giới, cơ hội được tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi quốc tế…
|
|
Bà Vũ Anh Phương - Cựu sinh viên VNUA (Khóa 59) đang học tiến sỹ tại Mỹ |
|
|
Sinh viên Tống Thị Hằng (mặc áo dài đỏ) – Khoa Nông học (Khóa 60) tham gia chương trình giao lưu sinh viên quốc tế tại Thái Lan |
Địa chỉ liên hệ: www.vnua.edu.vn; http://tuyensinh.vnua.edu.vn
Khoa Nông học