Hiện nay, Việt Nam có hơn 300 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước đang hoạt động. Sự gia tăng về số lượng, quy mô của doanh nghiệp chăn nuôi cùng với xu hướng sản xuất theo chuỗi khép kín từ thức ăn, con giống đến nông trại và thực phẩm đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực ngành Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt. Mức lương phổ biến của nhân viên ngành này dao động từ 10 đến 15 triệu/ tháng, với những người tham gia hoạt động kinh doanh về chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20-25 triệu/tháng. Đặc biệt, với các nhân viên làm việc tại các cơ sở chăn nuôi của những nước phát triển như: Nhật Bản, Đan Mạch, Israel… mức lương từ 40-50.

leftcenterrightdel
 Sinh viên ngành Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y thực hành tại
Phòng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn nuôi (ISO/IEC 17025:2017)

Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện đang đào tạo trình độ đại học trong thời gian 4 năm với 2 ngành: Chăn nuôi và Chăn nuôi – Thú y.

Đối với ngành Chăn nuôi, sinh viên được trang bị kiến thức về chọn lọc và nhân giống vật nuôi; quy trình công nghệ chăn nuôi; kỹ năng phối hợp khẩu phần, thực hiện quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng thức ăn và quản lý môi trường chăn nuôi; marketing thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, các khoá đào tạo kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học, các cuộc thi dành cho sinh viên được tổ chức hàng năm giúp sinh viên có cơ hội hoàn thiện, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý bản thân…

Đối với ngành Chăn nuôi – Thú y, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức về chăn nuôi như di truyền, chọn lọc và nhân giống vật nuôi; thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi; thiết kế chuồng trại mà còn được trang bị kiến thức, kỹ năng hành nghề thú y như chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi, cung cấp các hoạt động dịch vụ và quản lý trong lĩnh vực thú y phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau để có thể làm tốt công tác quản lý, nghiên cứu, phân tích kiểm định chất lượng thức ăn, kiểm soát và quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi, marketing thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi… phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.

Ngoài những kiến thức được trang bị tại Học viện, sinh viên ngành Chăn nuôi và Chăn nuôi - Thú y còn có cơ hội tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại doanh nghiệp trong nước (Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Cargill, Mavin, Masan,  Dabaco, Sunjin, Green Feed, Hòa Phát…) cũng như tham gia chương trình thực tập sinh ở các nước có nên nông nghiệp tiên tiến trên thế thới (Nhật Bản, Isarel,…). Đặc biệt là chương trình thực tập hưởng lương tại Đan Mạch mang lại cơ hội đột phá cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4.

leftcenterrightdel
Sinh viên Khoa Chăn nuôi tham gia chương trình thực tập Đan Mạch làm việc ở trang trại bò sữa
 Sinh viên Khoa Chăn nuôi tham gia chương trình thực tập Đan Mạch làm việc ở trang trại bò sữa
leftcenterrightdel
Sinh viên lớp “Hạt giống tài năng khoa Chăn nuôi” chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô và các chuyên gia đến từ công ty GREENFEED
 Sinh viên lớp “Hạt giống tài năng khoa Chăn nuôi” chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô và các chuyên gia đến từ công ty GREENFEED
leftcenterrightdel
Ông David John Whitehead – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin – chia sẻ kỹ năng mềm và trao học bổng cho sinh viên khoa Chăn nuôi
 Ông David John Whitehead – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin – chia sẻ kỹ năng mềm và trao học bổng cho sinh viên khoa Chăn nuôi

Sinh viên tốt nghiệp ngành Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y có thể làm việc tại các vị trí như:

– Cán bộ quản lý, kiểm dịch tại các đơn vị hành chính sự nghiệp: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục chăn nuôi thú y, Chi cục kiểm định chất lượng nông lâm thủy sản tại các tỉnh, huyện và các bộ, sở, ban ngành liên quan.

– Cán bộ kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi của tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn.

– Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tại các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân, các cơ sở sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng khối Nông-Lâm-Ngư, viện, trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi và thú y.

– Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, mở phòng khám, điều trị tự do, kinh doanh thuốc và vật tư thú y.

Nếu bạn yêu thích ngành Chăn nuôi, Chăn nuôi - Thú y và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

Mãnhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN03

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

A01:Toán, Vật lí, Tiếng Anh

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

– Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;

– Xét học bạlớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;

– Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2021: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn