1
|
Quy trình canh tác lúa hữu cơ cho một số tỉnh phía Bắc
|
Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Đức Tùng, Hà Viết Cường, Đinh Mai Thùy Linh
|
+ Ủ phân chuồng:
Sử dụng chất thải chăn nuôi (lợn, gà, trâu, bò) kết hợp với phế phụ phẩm trồng trọt (rơm rạ, thân lá ngô, trấu...) để làm phân chuồng ủ. Sử dụng chế phẩm sinh học (được phép lưu hành) chứa các chủng vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật phân giải xenlulo, tinh bột, protein để ủ phân chuồng, tham khảo “Quy trình sử dụng nguyên liệu hữu cơ, phân bón hữu cơ sàn xuât một số loại rau hữu cơ ở các tỉnh phía Bắc”
+ Gieo cây đậu tương trong vụ Đông làm phân xanh:
-Tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, sau khi gặt lúa Mùa, gieo đậu tương Đông trước 15/10 trên chân đât vàn hay vàn cao, không cần làm đat, có thể gieo vùi hạt trong gốc rạ hoặc chọc lỗ gieo hạt sau đó dùng đất hoặc gốc rạ phủ hạt. Lượng gieo khoảng 50-60 kg hạt giống cho 1 ha. Khi cây đậu tương ra hoa rộ tiến hành cày lật đất, dập toàn bộ thân lá đậu tương.
- Tại các tỉnh Bắc Trung bộ do mưa nhiều gây ngập úng nên không gieo Đậu tương hay cây phân xanh trong vụ Đông.
+ Phạm vi ứng dụng:
- Quy trình được áp dụng đối với vùng sản xuất lúa hữu cơ được địa phương quy hoạch tập trung và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chất lượng đất và chất lượng nước và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ.
- Quy trình được áp dụng tại những vùng có chất thải chăn nuôi, phụ phẩm trồng trọt, có chế phẩm sinh học để ủ phân chuồng và xử lý rơm rạ vụ trước, đồng thời có nguồn cung cấp phân bón hữu cơ công nghiệp. Vùng miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng cần có hạt giống đậu tương để gieo trồng làm phân xanh trong vụ Đông./.
|
Quyết định 236/QĐ-CN-GVN, ngày 30/11/2021
|