3. Khối lượng kiến thức toàn khoá                     

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

 

Cộng

90

 

-   Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Quản lý đất đai, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

-   Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.
 

4. Ðối tượng tuyển sinh

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

 Quản lý đất đai; Địa chính.
 

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Trắc địa, Kinh tế bất động sản, Kinh tế Tài nguyên môi trường, Địa lý, Khoa học đất, Kinh tế, Kiến trúc, Quản lý đô thị, Khoa học môi trường.
 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
 

6. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm 10.
 

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

 

 

 

 

1

QL816

Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp

Integrated Land management system

2

2

0

x

 

2

QL817

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Agricultural land use planning

2

1.5

0.5

x

 

3

QL821

Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai

GIS and remote sensing integrated technology for land management

2

1.5

0.5

x

 

4

QL818

Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai

Geodetic technology in land management

2

1.5

0.5

 

x

5

QL819

Cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai

Construction basic and improvement of land policy

2

2

0

 

x

6

QL820

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Using sustainable agricultural land

2

1.5

0.5

 

x

7

QL822

Hệ thống tự động hóa trong quy hoạch sử dụng đất

Automation system in land planning

2

1.5

0.5

 

x

8

QL823

Chiến lược nông nghiệp phát triển và dự báo

Agricultural development strategy and forecast

2

1.5

0.5

 

x

9

QL824

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

Climate change and land degradation

2

1.5

0.5

 

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

1

TL

Tiểu luận tổng quan

 

2

2

0

x

 

2

Thực trạng và giải pháp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Status and Solutions on Compensation, Support and Resettlement

2

2

 

 

x

3

Thực trạng phát triển trang trại ở Việt Nam

Status of Farm Development inVietnam

2

2

 

 

x

4

Cơ sở khoa học về thị trường quyển sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Scientific Basis of Land Use rights market in the real estate market

2

2

 

 

x

5

Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam

Status of Land Use in Vietnam

2

2

 

 

x

6

Các chính sách hiện hành trong giao dịch quyền sử dụng đất và bất động sản

Current Policy for Land Use Transaction and Real Estate

2

2

 

 

x

7

Chính sách hiện hành về giá đất và giá bất động sản

Current Policy for Land Price and Real Estate Price

2

2

 

 

x

8

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương

Real Estate Transaction Floors in the Locals

2

2

 

 

x

9

Hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản ở Việt Nam

System of Tax, Charges and Fees for land and real estate in Vietnam

2

2

 

 

x

10

Đánh giá tác động của chính sách đất đai đến các vấn đề xã hội và con người

Impact of Land policy for Social Proplems and People

2

2

 

 

x

11

Tác động của quản lý đất đai đến phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Impact of Land Management to Sustailable Management in Inductrialization and Mordenlization

2

2

 

 

x

12

Phân tích chính sách đất đai có liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi

Land Policy for Land Recovery, Compensation and Resettlement

2

2

 

 

x

13

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến tình hình quản lý, thực trạng sử dụng đất, phát triển xã hội, nông thôn và đời sống người nông dân

Impact of Urbanlization to Land Management and Use, Social Development, Rural and Life of Farmer

2

2

 

 

x

14

Lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Theory and Practice for Sustainable Agricultural Land Use

2

2

 

 

x

15

Thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phục hồi đất

Land Degradation, Soil Contamination, Land Restoration

2

2

 

 

x

16

Yếu tố môi trường trong sử dụng đất

Envionment Factors in Land Use

2

2

 

 

x

17

Tiềm năng đất để phát triển các cây trồng chính ở Việt Nam

Land Potential for Development of Major Crops in Vietnam

2

2

 

 

x

18

Phân vùng kinh tế nông nghiệp

Agricultural economy zone

2

2

 

 

x

19

Khả năng khai thác đất trống đồi núi trọc cho phát triển nông lâm nghiệp

Exploit Ability of Barren Land for Agricultural and Forestry Development

2

2

 

 

x

20

Vấn đề sử dụng đất lúa đảm bảo an toàn lương thực

The Use of Rice Land for Food Safety

2

2

 

 

x

21

Tiềm năng đất cho phát triển rừng sản xuất

Land Potential for Development of Production Forests

2

2

 

 

x

22

Tiềm năng đất cho phát triển nuôi trồng thủy sản

Land Potential for Development of Aquaculture

2

2

 

 

x

23

Các phương pháp dự báo trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

The Forecasting Methods for Agricultural Land Use Plan

2

2

 

 

x

24

Khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam

The Competitiveness for Agricultural Products of Vietnam

2

2

 

 

x

25

Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và quản lý đất đai

Application of Remote Sensing and GIS in Planning and Land Management

2

2

 

 

x

26

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Building Land Information System

2

2

 

 

X

27

Biến đổi khí hậu và sử dụng đất

Climate Change and Land Use

2

2

 

 

X

LUẬN ÁN

Thesis

70

 

 

x

 

 

8. Kế hoạch giảng dạy

Học kỳ

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh của HP

Mã học phần

Tổng số TC

LT

TH

BB/ TC

2

1

Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp

Genaral system land management

QL816

2

2

0

BB

2

2

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Agricultural land use planning

QL817

2

2

0.5

BB

2

3

Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai

Integration of Remote Sensing and GIS in land management

QL821

2

2

0.5

BB

3

4

Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai

Geodetic technology in land management

QL818

2

2

0.5

TC

3

5

Cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai

Construction basic and improvement of land policy

QL819

2

2

0

TC

3

6

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Using sustainable agricultural land

QL820

2

2

0.5

TC

3

7

Hệ thống tự động hóa trong quy hoạch sử dụng đất

Automation system in land planning

QL822

2

2

0.5

TC

3

8

Chiến lược nông nghiệp phát triển và dự báo

Agricultural development strategy and forecast

QL823

2

2

0.5

TC

3

9

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

Climate change and land degradation

QL824

2

2

0

TC

4

10

Thực trạng và giải pháp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Status and Solutions on Compensation,Support and Resettlement

2

2

 

TC

4

11

Thực trạng phát triển trang trại ở Việt Nam

Status of Farm Development inVietnam

2

2

 

TC

4

12

Cơ sở khoa học về thị trường quyển sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Scientific Basis of Land Use rights market in the real estate market

2

2

 

TC

4

13

Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam

Status of Land Use in Vietnam

2

2

 

TC

4

14

Các chính sách hiện hành trong giao dịch quyền sử dụng đất và bất động sản

Current Policy for Land Use Transaction and Real Estate

2

2

 

TC

4

15

Chính sách hiện hành về giá đất và giá bất động sản

Current Policy for Land Price and Real Estate Price

2

2

 

TC

4

16

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương

Real Estate Transaction Floors in the Locals

2

2

 

TC

4

17

Hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản ở Việt Nam

System of Tax, Charges and Fees for land and real estate in Vietnam

2

2

 

TC

4

18

Đánh giá tác động của chính sách đất đai đến các vấn đề xã hội và con người

Impact of Land policy for Social Proplems and People

2

2

 

TC

4

19

Tác động của quản lý đất đai đến phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Impact of Land Management to Sustailable Management in Inductrialization and Mordenlization

2

2

 

TC

4

20

Phân tích chính sách đất đai có liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi

Land Policy for Land Recovery, Compensation and Resettlement

2

2

 

TC

4

21

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến tình hình quản lý, thực trạng sử dụng đất, phát triển xã hội, nông thôn và đời sống người nông dân

Impact of Urbanlization to Land Management and Use, Social Development, Rural and Life of Farmer

2

2

 

TC

4

22

Lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Theory and Practice for Sustainable Agricultural Land Use

2

2

 

TC

4

23

Thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phục hồi đất

Land Degradation, Soil Contamination, Land Restoration

2

2

 

TC

4

24

Yếu tố môi trường trong sử dụng đất

Envionment Factors in Land Use

2

2

 

TC

4

25

Tiềm năng đất để phát triển các cây trồng chính ở Việt Nam

Land Potential for Development of Major Crops in Vietnam

2

2

 

TC

4

26

Phân vùng kinh tế nông nghiệp

Agricultural economy zone

2

2

 

TC

4

27

Khả năng khai thác đất trống đồi núi trọc cho phát triển nông lâm nghiệp

Exploit Ability of Barren Land for Agricultural and Forestry Development

2

2

 

TC

4

28

Vấn đề sử dụng đất lúa đảm bảo an toàn lương thực

The Use of Rice Land for Food Safety

2

2

 

TC

4

29

Tiềm năng đất cho phát triển rừng sản xuất

Land Potential for Development of Production Forests

2

2

 

TC

4

30

Tiềm năng đất cho phát triển nuôi trồng thủy sản

Land Potential for Development of Aquaculture

2

2

 

TC

4

31

Các phương pháp dự báo trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

The Forecasting Methods for Agricultural Land Use Plan

2

2

 

TC

4

32

Khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam

The Competitiveness for Agricultural Products of Vietnam

2

2

 

TC

4

33

Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và quản lý đất đai

Application of Remote Sensing and GIS in Planning and Land Management

2

2

 

TC

4

34

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Building Land Information System

2

2

 

TC

4

35

Biến đổi khí hậu và sử dụng đất

Climate Change and Land Use

2

2

 

TC

4

36

Tiểu luận tổng quan

Overview Essay

TL

2

2

 

TC

1-6

37

LUẬN ÁN

PhD Thesis

LA

70

70

 

BB

 

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Học phần bắt buộc

1. QL816: Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp (Genaral system land management) (2TC:2-0-4). Chương trình môn học là tổng hợp kiến thức vềnhững vấn đề cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý đất đai tổng hợp; hệ thống quản lý đất đai hiện tại trên thế giới; Đánh giá hệ thống quản lý đất đai hiện tại ở Việt Nam; xây dựng hệ thống quản lý đất đai tổng hợp nước ta đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. QL817. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (Agricultural land use planning) (2TC:2-0-4). Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đât nông nghiệp; Phương pháp tiếp cận sử dụng đất thích hợp và sức tải của đất; Phân vùng lãnh thổ các vùng sản xuất nông nghiêp; Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững; Quy hoạch đất phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; Giải pháp hợp lý và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch; Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

3. QL821. Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai (Integration of Remote Sensing and GIS in land management) (2TC:2-0-4). Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý; Tích hợp viễn thám và GIS; Ứng dụng tích hợp GIS và viễn thám trong công tác quản lý đất đai.

 

9.2. Học phần tự chọn

1. QL818. Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai (Geodetic technology in land management) (2TC:2-0-4). Xác định quy mô tối ưu của một đơn vị hành chính, kích thước tối ưu của thửa đất phục vụ sản xuất, các nguyên lý cơ bản của công tác dồn đổi và tích tụ đất đai, đo đạc ranh giới, đánh giá độ chính xác của các tư liệu bản đồ, đo đạc bổ xung các biến động và chỉnh lý bản đồ trong và thiết kế hệ thống quản lý đất đai theo đơn vị hành chính xác định.

2. QL819. Cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai(Basis of built and improvement land legislation) (2TC: 2-0-4). Nội dung của học phần bao gồm:Cơ sở xây dựng chính sách đất đai: Thể chế và chính sách, chính sách đất đai, cơ sở xây dựng chính sách đất đai;phân tích chính sách đất đai; đánh giá tác động và hoàn thiện chính sách đất đai; ứng dụng kiến thức đã học để phân tích một số chính sách đất đai của Việt Nam.

3. QL820. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững (Using sustainable agricultural land) (2TC: 1,5-0,5-4). Phát triển bền vững: Tuyên bố Stockhom (1972), Tuyên bố Riodejaneiro (1992); Công ước Johanessburg về Phát triển bền vững  (2002); Việt Nam: Luật Bảo vệ Môi trường (1993, 2005), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020 (2003), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2004); Hệ thống nông nghiệp bền vững: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ; Sử dụng đất nông nghiệp bền vững hiệu quả dựa trên 3 trụ cột  kinh tế, xã hội và  môi trường: lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn Việt Nam; Nội dung và phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp.  

4. QL822. Hệ thống tự động hóa trong quy hoạch đất đai (Automation system in land planning) (2TC: 1,5-0,5-4).  Các vấn đề cơ bản của hệ thống tự động hóa trong thiết kế, quy hoạch đất đai. Nghiên cứu cấu trúc và các thành phần của hệ thống tự động hóa trong quy hoạch đất đai; Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống tự động hóa. Mô hình bài toán hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch sử dụng đất. Các ứng dụng hệ thống tự động hóa trong thiết kế, quy hoạch sử dụng đất.

5. QL823. Chiến lược phát triển nông nghiệp và dự báo (Agricultural development strategy and forecast) (2TC: 1,5-0,5-4). Chiến lược nông nghiệp: Khái niệm chiến lược; Nội dung cơ bản của chiến lược; Đặc điểm của chiến lược; Tính đa dạng và các loại hình của chiến lược - yêu cầu đối với chiến lược; Vị trí của chiến lược trong kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô; Tác dụng của chiến lược nông nghiệp đối với phát triển kinh tế , một số kinh nghiệm của các nước và vùng lãnh thổ. Dự báo trong xây dựng chiến lược: Nhu cầu của công tác dự báo trong nghiên cứu xây dựng chiến lược nông nghiệp; Phân loại dự báo; Một số cách tiếp cận trong dự báo; Các phương pháp dự báo.

6. QL824. Biến đổi khí hậu và suy thoái đất (Climate change and soil degaradation) (2 TC: 2-0-4). Nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi khí hậu; Các tác động của biến đổi khí hậu đối với sử dụng và các quá trình thoái hóa đất; Những nguy cơ thoái hóa đất do biến đổi khí hậu trong các vùng sinh thái ở Việt Nam nam; giải pháp thích ứng nhằm giảm nhẹ và cải tạo đất thoái hóa do điều kiện biến đổi khí hậu.

 

9.3. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

 

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1. Thực trạng và giải pháp về bồi thường, tái định cư: Khái quát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở một số nước và Việt Nam. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Thực trạng phát triển trang trại ở Việt Nam: Quá trình tích tụ đất đai ở Việt Nam thông qua các chương trình dồn đổi ruộng đất của Nhà nước. Sự hình thành các trang trại có quy mô vừa và nhỏ, sự phân bố các trang trại ở các vùng miền. Xác định kích thước tối ưu của các loại hình trang trại ở Việt Nam và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại đó.

3. Cơ sở khoa học về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Cơ sở lý luận về quyền sử dụng đất tại Việt Nam, tại sao quyền sử dụng đất được trao đổi trên thị trường hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường quyền sử dụng đất. Vai trò của chính sách nhà nước trong thị trường quyền sử dụng đất. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

4. Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam: Các chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách về định hướng sử dụng đất và kiểm soát quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở nước ta từ khi Đổi Mới đến hiện tại. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trên thực tế đối với từng loại đất và quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất căn cứ vào các tiêu chí về phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững môi trường. Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý của Nhà nước đối với thực trạng sử dụng đất và các áp lực lợi nhuận thị trường lên sử dụng đất; Kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong đó có giải pháp về pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính đối với ứng phó tức thời cũng như dài hạn.

5. Các chính sách hiện hành trong giao dịch quyền sử dụng đất và bất động sản: Chuyên đề phải đưa ra được các nội dung chủ yếu sau: Các nội dung về chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách về phát triển hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản trong quá trình mở rộng quyền của người sử dụng đất ở nước ta từ khi Đổi Mới đến hiện tại; Đánh giá thực trạng việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản trên thực tế đối với từng loại đất căn cứ vào các tiêu chí về phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững môi trường; Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý của Nhà nước đối với việc khuyến khích các giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản, căn cứ vào các tiêu chí quốc tế về số lượng thủ tục ít nhất, thời gian nhanh nhất và chi phí ít nhất; Kiến nghị các giải pháp để tạo thuận lợi cao nhất trong giao dịch về quyền sử dụng đất, trong đó có giải pháp về pháp luật và thực thi pháp luật.

6. Chính sách hiện hành về giá đất và bất động sản: Tổng quan về giá đất và bất động sản ở số nước trong khu vực và ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật liên quan đến giá đất và bất động sản. Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của các quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước về giá đất và bất động sản. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách giá đất và bất động sản.

7. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương: Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. Nguyên tắc hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản. Vai trò các sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương. Thực trạng dịch vụ của các sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương.

8. Hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản ở Việt Nam: Các chính sách của các nước liên quan đến hệ thống thuế, phí, lệ phí ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Tìm hiểu hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản của các nước trên thế giới và Việt Nam. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống thuế, phí và lệ đất đai và bất động sản ở Việt Nam

9. Đánh giá tác động của chính sách đất đai đến các vấn đề xã hội và con người: Xác định các chính sách của Nhà nước về vấn đề đất đai trong thời kỳ đổi mới. Với những chính sách đổi mới đã ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của người dân, tác động trực tiếp đến giá đất ở thành thị và nông thôn. Sự thay đổi về thu nhập, thay đổi về ngành nghề, thay đổi về  môi trường sống ở khu vực nông thôn và đô thị.

10. Tác động của quản lý đất đai đến phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: Chuyên đề phải đưa ra được các nội dung chủ yếu sau: Các nội dung về chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách về bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đất nước, có phân tích các mục tiêu toàn cầu, khu vực và của nước ta; Đánh giá thực trạng việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai trên thực tế căn cứ vào các mục tiêu phát triển bền vững để đưa ra được nhưng mặt được và mặt chưa được trong việc đạt được các tiêu chí về phát triển bền vững từ góc độ quản lý đất đai. Tổng hợp các tiêu chí cụ thể, đưa ra giải pháp cho việc tạo lập một hệ thống quản lý đất đai nhằm bảo đảm các tiêu chí về phát triển bền vững chung và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai; Đề xuất được lộ trình dài hạn xây dựng một hệ thống quản lý và sử dụng đất ở nước ta hướng tới bảo đảm đầy đủ các tiêu chí về phát triển bền vững đất nước.

11. Phân tích chính sách đất đai có liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi: Tổng quan chính sách thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư ở số nước trong khu vực và ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật liên quan đến thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Các mô hình về đổi mới cơ chế thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư.

12. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình quản lý, sử dụng đất, phát triển xã hội và đời sống người dân: Quá trình đô thị hóa và xu hướng phát triển đô thi trong tương lai ở các đô thi lớn hiện nay. Quá trình biến động đất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ đô thị hóa. Sự chuyển đổi nghề nghiệp thông qua quá trình công nghiệp hóa ở các khu vực ven đô. Thu nhập và đời sống của người dân sau quá trình đô thị hóa. Các vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình đô thị hoá.

13. Lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Đất nông nghiệp; vai trò của đất nông nghiệp đối với đời sống kinh tế, xã hội, môi trường; yêu cầu đối với sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả; Các thách thức đối với sủ dụng đất nông nghiệp bền vững: phát triển kinh tế (công nghiệp hóa, đô thị hóa), xã hội (gia tăng dân số, an ninh lương thực), môi trường (đất, nước, không khí); biến đổi khí hậu toàn cầu; Sử dụng đất bền vững - kinh nghiệm quốc tế (các nước phát triển, các nước đang phát triển); sử dụng đất nông nghiệp bền vững Việt nam (thực trạng, nguyên nhân và giải pháp); mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững (trung du miền núi, đồng bằng, ven biển)

14. Thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phục hồi đất: Tài nguyên đất đai: đất tự nhiên, đất nông nghiệp (diện tích, phân bố);  Thoái hóa đất thế giới: quy mô, phân bố, các yếu tố tác động (kinh tế, xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu); Thoái hóa đất Việt Nam: thực trạng (rửa trôi, xói mòn, thoái hóa hóa học và vật lý đất, khô hạn và sa mạc hóa, phèn hóa, mặn hóa, ngập úng, ô nhiễm đất); nguyên nhân (các yếu tố tự nhiên, tác động của con người); Phục hồi đất: đối tượng (đất đồi núi, đất đồng bằng, đất khai thác khoáng sản); giải pháp: (sử dụng, bảo vệ, cải tạo); Mô hình bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất (trung du miền núi, đồng bằng, ven biển)

15. Yếu tố môi trường trong sử dụng đất: Vai trò và thực trạng yếu tố môi trường trong sử dụng đất; Cơ sở xác định các yếu tố môi trường liên quan đến sử dụng đất; Các yếu tố môi trường tác động đến sử dụng đất; Đề xuất các giải pháp đưa yếu tố bảo vệ môi trường trong sử dụng đất; Trường hợp cụ thể xác định yếu tố môi trường trong sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.

16. Tiềm năng đất để phát triển các cây trồng chính ở Việt Nam: Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định tiềm năng đất đai (Quy mô diện tích, chất lượng đất, đặc điểm phân bố...) cho phát triển các cây trồng chính ở Việt Nam: Cây lương thực; cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; rừng sản xuất.

17. Phân vùng kinh tế nông nghiệp: Cơ sở khoa học của phân vùng kinh tế nông nghiệp; Mối quan hệ các yếu tố hình thành vùng kinh tế nông nghiệp; Các vấn đề cơ bản trong phân vùng kinh tế nông nghiệp; Đặc điểm chủ yếu các vùng kinh tế nông nghiệp; Xác định phương hướng phát triển nông nghiệp tại một vùng kinh tế nông nghiệp cụ thể.

18. Khả năng khai thác đất trống đồi núi trọc cho phát triển nông lâm nghiệp: Lý luận và thực tiễn về đất trống đồi núi trọc; Sự hình thành đất trống đồi núi trọc; Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác đất trống đồi núi trọc; Cơ sở khoa học khai thác đất trống đồi núi trọc. Tình hình khai thác đất trống đồi núi trọc trên thế giới và Việt Nam. Thực trạng và khả năng khai thác đất trống đồi núi trọc cho phát triển nông lâm nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.

19. Vấn đề sử dụng đất lúa đảm bảo an toàn lương thực:       An ninh lương thực - lý luận và thực tiễn. Vấn đề an ninh lương thực trên thế giới và Việt nam, hiện trạng và dự báo trong tương lai. Cơ sở khoa học quy hoạch đất trồng lúa (đánh giá thích hợp đất trồng lúa); Cơ sở pháp lý quy hoạch duy trì đất trồng lúa; Quy mô đất lúa với an toàn lương thực.

20. Tiềm năng đất cho phát triển rừng sản xuất:  Quan điểm phát triển rừng sản xuất; Tầm quan trọng của  rừng sản xuất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường; Mối quan hệ tương hỗ của 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp, tiềm năng đất trống đồi núi trọc cho phát triển rừng sản xuất; Định hướng quy hoạch phát triển rừng sản xuất trên các vùng, miền.

21. Tiềm năng đất cho phát triển nuôi trồng thủy sản: Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản ở các vùng, miền, địa phương: nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Khả năng chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản ở  một số địa phương; Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của nuôi trồng thủy sản.

22. Các phương pháp dự báo trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Cách tiếp cận khoa học dự báo; Khoa học dự báo với chiến lược phát triển; Các loại hình dự báo: Dự báo ngành, dự báo theo vùng, dự báo theo thành phần kinh tế, dự báo dài dạn, trung hạn...; Dự báo phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa; Dự báo phát triển nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu...

23. Khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam:          Phân tích thị trường nông sản: thị trường nội địa, thị trường quốc tế; Vị thế của Việt Nam trong Tổ chức thương mại quốc tế WTO: những lợi thế, cơ hội,  những khó khăn và thách thức; Khả năng về đất đai để sản xuất các sản phầm chủ yếu; Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu: lúa gạo, cà phê, cao su, cây công nghiệp khác, thủy hải sản, rau, hoa quả... Định hướng sử dụng đất phát triển sản xuất ổn định thị trường nông sản trong nước; Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế.

24. Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và quản lý đất đai: Khái quát về Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Nguyên lý của Viễn thám. Các phương pháp giải đoán ảnh viễn thám. Phân tích không gian trong GIS. Tích hợp RS và GIS trong quy hoạch và quản lý đất đai. Tình hình ứng dụng RS và GIS trên Thế giới và Việt Nam. Đề xuất ứng dụng RS và GIS trong công tác quy hoạch và quản lý đất đai ở Việt Nam.

25. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Khái quát về công nghệ thông tin trong quản lý đất đai của các nước trên thế giới và của Việt Nam. Các xu thế phát triển của hệ thống thông tin đất đai trên thế giới và của việt nam. Tình hình xây dựng hệ thống thông tin đất đai của Việt Nam. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai Việt Nam.

26. Biến đổi khí hậu và sử dụng đất: Tổng quan về biến đổi khí hậu; Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam; BĐKH và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp; Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

 

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

 

2

Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định.

 

3

Nông nghiệp và PTNT

BộNông nghiệp và PTNT

4

Khoa học đất

Hội khoa học đất Việt Nam

5

Khoa học và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 

10.3. Hội thảo khoa học

NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

 

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.
 

11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Tên học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1

Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp

BM QLĐĐ

PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà
TS. Phạm Phương Nam
TS. Đỗ Thị Đức Hạnh

1964
1954
1965
1973

PGS.TS
PGS.TS
TS
TS

2

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

BM QHĐĐ

PGS.TS. Nguyễn Quang Học
PGS.TS. Vũ Thị Bình
PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
TS. Đỗ Văn Nhạ
PGS.TS. Đỗ Thị Tám

1961
1951
1954
1974
1974

PGS.TS
PGS.TS
PGS.TS
TS
PGS

3

Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai

BM HTTTĐ

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời
TS. Trần Quốc Vinh
TS. Lê Thị Giang

1954
1972
1974

PGS.TS
TS
TS

4

Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai

BM TĐBĐ

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

1954
1980

PGS.TS
TS

5

Cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai

BM QLĐĐ

PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà
PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
TS. Nguyễn Văn Quân
TS. Phan Thị Thanh Huyền

1954
1964
1972
1977

PGS.TS
PGS.TS
TS
TS

6

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

BMQH ĐĐ

PGS.TS. Vũ Thị Bình
TS. Nguyễn Đình Bồng
PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Nguyễn Quang Học
PGS.TS. Đỗ Thị Tám

1951
1947
1956
1961
1974

PGS
TS
PGS
PGS
PGS

7

Hệ thống tự động hóa trong quy hoạch sử dụng đất

BM QHĐĐ

PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
PGS.TS. Nguyễn Văn Định
TS. Đỗ Văn Nhạ
PGS.TS. Đỗ Thị Tám

1954

1974
1974

PGS.TS
PGS.TS
TS
PGS.TS

8

Chiến lược nông nghiệp phát triển và dự báo

BM QHĐĐ

PGS.TS. Vũ Năng Dũng
TS. Nguyễn Võ Linh
PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
TS. Đỗ Văn Nhạ
PGS.TS. Nguyễn Quang Học


1954
1974
1961

PGS.TS
TS
PGS.TS
TS
PGS.TS

9

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

BM KHĐ

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Cao Việt Hà

1956
1970

PGS.TS
PGS.TS

 12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Phòng thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm chính

Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Học viện nông nghiệp Việt Nam đã đưa vào sử dụng một hệ thống giảng đường được thiết kế tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Khoa Quản lý đất đai có các phòng học và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hành chuyên môn và tổ chức các seminar.

Phòng thực hành hệ thống thông tin đất: Trong các phòng máy tính này cũng được nối mạng để NCS trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng, có cài đặt một số phần mềm chuyên ngành như Microstation, Mapinfo, Arc Wiew, Arc GIS... cho chương trình.

Phòng thí nghiệm thổ nhưỡng: gúp NCS phân tích các mẫu đất, mẫu nước phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

 

12.2. Thư viện

Hệ thống thư viện và phòng đọc: NCS có thể sử dụng hai cơ sở: thư viện trung tâm của trường và thư viện của Khoa. Đặc biệt, thư viện của Khoa với hàng trăm đầu sách khác nhau (cả sách tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác) phục vụ cho các chuyên ngành của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Để phục vụ chương trình đào tạo này, hàng năm sẽ có kế hoạch bổ sung thêm sách tiếng Anh chuyên ngành.

 

12.3. Giáo trình, Bài giảng

Học phần

Học phần

Giáo trình/

Bài giảng

Tên

tác giả

Nhà

xuất bản

Năm

XB

QL816

Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp

Bài giảng: Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp

PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà
PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà

 

Chưa xuất bản

QL817

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Bài giảng: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Quang Học
PGS.TS. Vũ Thị Bình
PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
TS. Đỗ Văn Nhạ
PGS.TS. Đỗ Thị Tám

 

Chưa xuất bản

QL818

Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai

Bài giảng: Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

 

Chưa xuất bản

QL819

Cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai

Bài giảng: Cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai

PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà
PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà

 

Chưa xuất bản

QL820

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Bài giảng: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

PGS.TS. Vũ Thị Bình
TS. Nguyễn Đình Bồng
PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Nguyễn Quang Học
PGS.TS. Đỗ Thị Tám

 

Chưa xuất bản

QL821

Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai

Bài giảng: Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời
TS. Trần Quốc Vinh
TS. Lê Thị Giang

 

Chưa xuất bản

QL822

Hệ thống tự động hóa trong quy hoạch sử dụng đất

Bài giảng: Hệ thống tự động hóa trong quy hoạch sử dụng đất

PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
PGS.TS. Nguyễn Văn Định
TS. Đỗ Văn Nhạ
PGS.TS. Đỗ Thị Tám

 

Chưa xuất bản

QL823

Chiến lược nông nghiệp phát triển và dự báo

Bài giảng: Chiến lược nông nghiệp phát triển và dự báo

PGS.TS. Vũ Năng Dũng
TS. Nguyễn Võ Linh
PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
TS. Đỗ Văn Nhạ
PGS.TS. Nguyễn Quang Học

 

Chưa xuất bản

QL824

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

Bài giảng: Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Cao Việt Hà

 

Chưa xuất bản

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

- Các Bộ môn liên quan triển khai viết đề cương chi tiết, bài giảng và giáo trình của từng học phần theo các nội dung như đã ghi trong phần mô tả tóm tắt của học phần đó.

- Khoa Quản lý đất đai phối hợp với Ban Quản lý Đào tạo phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khoá học đảm bảo phân phối hợp lý khối lượng kiến thức cho mỗi học kỳ và trình tự lôgic của các học phần, không vi phạm điều kiện học trước ghi trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.