\r\n THƯ NGỎ
\r\n
\r\n GỬI CÁC SINH VIÊN
\r\n
\r\n VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
\r\n
\r\n ---------
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Tôi xin tự giới thiệu, Tôi là 1 giảng viên (GV) hiện đang làm việc tại Khoa Nông học củaTrường. Tôi cũng là cựu sinh viên của Trường, sau khi tốt nghiệp đại học tôi được Nhà trường giữ lại làm GV từ năm 1978, hiện đã thuộc vào hàng ngũ Thầy Cô giáo làm việc lâu năm nhất trong Trường. Gắn bó cả đời với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã có thời kỳ làm cán bộ quản lý trong Trường, Tôi rất mừng nhận thấy Trường lớn mạnh, thay đổi không ngừng, các hoạt động giảng dạy, làm việc đã dần vào nền nếp, số lượng sinh viên vào học ngày càng tăng, cónhiều sinh viên (SV) ra trường LÀM VIỆC TỐT, THÀNH ĐẠT góp phần cho sự nghiệp phát triển Nông nghiệp Nông thôn của đất nước…
\r\n
\r\n Thời gian gần đây khi không còn quá bận, có điều kiện tìm hiểu thêm các hoạt động liên quan đến sinh viên trong Trường, Tôi thấy bất ngờ vì có nhiều điều cần trao đổi với các SV và các nhà quản lý trong Trường để chia sẻ và tìm cách khắc phục.
\r\n
\r\n Trước hết Tôi xin vào chủ đề số 1:
\r\n
\r\n SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VÀ Ô TÔ BUÝT
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Rất hiếm các trường đại học ở Việt Nam có bến đỗ ô tô buýt trong trường, riêng Trường ĐHNN Hà Nội có 2 tuyến ô tô số 11 và 59 đặt bến gốc tại trung tâm Trường. Nhờ có bến ô tô buýt trong Trường việc đi lại học tập, giảng dạy của SV, GV và các cư dân lân cận Trường hết sức thuận lợi. Hàng ngày có rất nhiều GV, SV, các cư dân sống lân cận Trường chọn làm phương tiện đi lại hàng ngày. Là một trong các hành khách thường xuyên của ô tô buýt, Tôi đã có điều kiện chứng kiến nhiều điều xảy ra trên các tuyến ô tô buýt, xin trao đổi một số sự việc liên quan đến sinh viên khi đi ô tô buýt để cùng suy ngẫm:
\r\n
\r\n 1- Sinh viên chen lấn nhau, chen lấn người già, người cao tuổi, chen lấn thầy cô giáo khi lên xe để tranh chỗ ngồi
\r\n
\r\n Hiện tượng này có thể mô tả: Khi ô tô chuẩn bị vào đón khách, hàng loạt SV chạy theo, đứng sẵn trước 2 cửa, khi cửa mở dùng hết sức lực chen nhau lên ô tô tranh chỗ ngồi, rất nhiều sinh viên chen lấn người già, người cao tuổi, thầy cô giáo để được lên trước. Khi được ngồi, có khá nhiều sinh viên vui vẻ, thản nhiên sử dụng máy nghe nhạc để hưởng thụ thú vui đi xe buýt giá rẻ, mặc kệ xung quanh chen, mọi người đứng, chen lấn xô đẩy.
\r\n
\r\n Hiện tượng này diễn ra thường xuyên, trong tất cả các ngày trong tuần, cao điểm vào lúc 9h00 – 9h30 phút sáng, 15h00-15h30 chiều, khi kết thúc 3 tiết đầu của hai buổi học sáng và chiều. Đặc biệt nghiêm trọng vào các ngày cao điểm nghỉ lễ, tết dương lịch, âm lịch … Thời gian gần đây, phía trên bến ô tô buýt có thêm băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu thực hiện văn minh trên xe buýt, kết quả không có gì thay đổi, SV cứ lên xe là chen lấn.
\r\n
\r\n Nếu ai đứng ngoài nhìn vào sẽ rất sợ, không thể hiểu nổi tại sao vào thế kỷ 21, ở trung tâm một trường Đại học trọng điểm lại có thể có hiện tượng này.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Lời bình: Tôi có điều kiện đi làm việc ở một số trường đại học trong và ngoài nước, ở các trường đại học nước ngoài hiện tượng này không xảy ra, ở các trường ĐH trong nước có nơi có một số hiện tượng này, nhưng không thường xuyên, nghiêm trọng như ở trường ta. Tại sao thế nhỉ ???
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n 2- Có khá nhiều sinh viên thiếu các hiểu biết cách cư xử trên xe buýt, nơi công cộng
\r\n
\r\n - Hiện tượng SV thường xuyên nói to, nói nhiều, sử dụng điện thoại trên ô tô buýt, coi ô tô buýt như đang ở trong phòng của mình. Nhiều sinh viên nói chuyện riêng tư rất to trên xe buýt trong khoảng thời gian dài, gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Rất nhiều lần lái và phụ xe buýt phải nhắc nhở, cáu gắt với các SV nói chuyện trên xe.
\r\n
\r\n - Rất ít SV nhường ghế cho người già, thầy cô giáo, hiện tượng này vẫn xảy ra ở các tuyến ô tô buýt của Việt Nam, đặc biệt là trên xe buýt số 11 xuất phát từ bến gốc trường ĐHNN Hà Nội. Điều đáng nói là có rất nhiều SV không biết, không đọc hướng dẫn, thường “ngồi nhầm” vào ghế ưu tiên cho người già, người tàn tật, trẻ em và các đối tượng ưu tiên khác !?. Số lượng SV đứng dậy nhường ghế cho người lớn tuổi tại 2 tuyến xe buýt sô 11 và 59 rất ít nếu so sánh với các tuyến xe buýt công cộng khác trong thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh.
\r\n
\r\n - Một số nhỏ các SV sử dụng vé tháng giả, mượn vé của SV khác, hiện tượng này vẫn thường xảy ra, các phụ xe thường thu vé của các SV “sử dụng nhầm” vé người khác !?.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Tôi có một số câu hỏi dành cho các SV:
\r\n
\r\n 1- Tôi và nhiều GV thường trao đổi, không hiểu tại sao có những nguyên tắc đơn giản khi đi trên xe buýt mà một số SV không biết ? Các SV không biết, hay biết nhưng coi điều đó không quan trọng, cư xử chỉ vì mình thôi ?.
\r\n
\r\n 2- Có bao giờ các SV nghĩ các Thầy Cô giáo sẽ cảm thấy buồn chán, mệt mỏi thế nào khisau mỗi buổi lên lớp truyển đạt kiến thức cho SV lại bị SV chen lấn, chiếm chỗ ngồi và ngồi ì không chịu nhường ghế khi lên xe buýt?
\r\n
\r\n 3- Các SV suy nghĩ gì khi mình là Thanh niên được ngồi trên ghế, trong khi những người cao tuổi ngang với Bố Mẹ, Chú, Bác các Em phải đứng chen chúc trên xe không ? Hành khách đi trên ô tô sẽ nghĩ thế nào về các hành động cư xử trên của một số SV trường ĐHNN Hà Nội ?
\r\n
\r\n 4- Phần lớn SV đi thường xuyên trên ô tô buýt biết các hiện tượng này, nhưng coi việc thiếu văn hóa khi cư xử tại nơi công cộng là việc bình thường, không có gì đáng nói. Tôi luôn cảm thấy khó hiểu về việc này ?
\r\n
\r\n Lời bình:
\r\n
\r\n 1- Tôi và các GV, các SV thường xuyên đi trên các tuyến ô tô buýt cảm thấy bối rối, buồn và day dứt khi thường xuyên gặp các hiện tượng trên ? Các SV có các hành động thiếu văn hóa trên có bao giờ nhận thấy ánh mắt khinh bỉ, trách móc của các hành khách khác đi trên chuyến xe không ? Các SV có nhận thấy những người lái và phụ xe quát mắng, khinh thường khi thấy các hành động trên xảy ra trong xe không ?.
\r\n
\r\n 2- Các nhà quản lý của Trường, Đoàn thanh niên, Hội SV, các thầy cô giáo có biết điều này không? Có bao giờ chúng ta nghĩ tại sao lại có các hiện tượng trên, các nguyên nhân nào gây ra ?.
\r\n
\r\n Theo tôi điều này tuy nhỏ nhưng nó sẽ gây hậu quả lâu dài. Chúng ta nghĩ sao nếu hàng năm có 7000 – 8000 SV mới vào trường, các SV mới sẽ đi ô tô buýt, sẽ “bắt chước” coi những hiện tượng trên là hợp lý, sau khi ra trường tiếp tục mang “văn minh xe buýt kiểu này” vào cuộc sống… Chúng ta sẽ đưa những kỹ sư, cử nhân có kiến thức chuyên môn cao cùng cách cư xử thiếu văn hóa ra phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước?.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Chúng ta hãy làm gì để cùng giải quyết những hành động, sự việc nhỏ bé trên? Tôi nghĩ,tuy sự việc nhỏ bé nhưng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của người SV, đến uy tín của TrườngĐHNN Hà Nội và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển xã hội.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n N.T.H
\r\n
\r\n
\r\n