Tại Việt Nam, tháng 11 có 2 ngày lễ nhiều ý nghĩa, đó là Ngày nhà giáo Việt Nam – 20/11 và Ngày Pháp luật Việt Nam – 9/11. Cho tới nay, không ít trong số các nhà giáo từng công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thời tham gia công tác lập pháp tại Quốc hội, cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước CHXHCNVN. Bài viết này xin giới thiệu thêm một số nhà giáo tiêu biểu đó, nối tiếp bài viết cùng tên được thực hiện năm 2019 đã giới thiệu về tấm gương 5 nhà giáo tiêu biểu là đại biểu Quốc hội gồm:

1. Nhà giáo Nguyễn Thị Lan

leftcenterrightdel
GS.TS Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIV
 GS.TS Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIV
 

2. Nhà giáo Trần Thị Nhị Hường

leftcenterrightdel
 
 

3. Nhà giáo Trần Hữu Dực

leftcenterrightdel
 
 

4. Nhà giáo Nguyễn Đăng

leftcenterrightdel
 
 

5. Nhà giáo Lương Định Của

leftcenterrightdel
 
 

6.Nhà giáo Nguyễn Xiển

leftcenterrightdel
 

Nhà giáo Nguyễn Xiển sinh năm 1907 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông học tại Trường Đại học Toulouse (Pháp). Năm 1932, thầy về nước, không nhận làm quan ở Huế mà ra Hà Nội dạy học. Từ năm 1937 nhà giáo Nguyễn Xiển công tác trong ngành khí tượng thủy văn. Năm 1945, thầy giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc bộ kiêm Giám đốc Nha khí tượng. Năm 1946, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Từ đây thầy làm công tác khoa học giáo dục và trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng ngành đại học Việt Nam. Năm 1955, nhà giáo Nguyễn Xiển làm Bộ trưởng Cứu tế xã hội. Từ năm 1960, ông là Giám đốc Nha Khí tượng Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban địa cầu quốc tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kỹ thuật nhà nước. Nhà giáo Nguyễn Xiển là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I, khóa II; đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tục 36 năm từ khoá I đến khoá VIII, trong đó có 26 năm giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội. Thầy Nguyễn Xiển là giảng viên Khí tượng học, thuộc 27 nhà giáo đầu tiên công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Do những công lao, đóng góp to lớn, nhà giáo Nguyễn Xiển được tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tên ông đã được đặt cho các tuyến đường tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và cho nhiều công trình tại nhiều địa phương khác.

7. Nhà giáo Chu Văn Biên

 
leftcenterrightdel
Nhà giáo Chu Văn Biên – Bí thư Đảng ủy (1961-1963), Hiệu trưởng (1961-1967)
 Nhà giáo Chu Văn Biên – Bí thư Đảng ủy (1961-1963), Hiệu trưởng (1961-1967)

Nhà giáo Chu Văn Biên sinh năm 1912 tại Nghệ An. Năm 1929 ông được giới thiệu và kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng tại Chi bộ trường Quốc học Vinh. Đầu năm 1930 thầy được bổ sung vào Xứ uỷ Trung Kỳ, phụ trách công tác tuyên truyền. Cuối năm 1931 ông bị bắt giam vào nhà lao Vinh với 7 năm tù khổ sai. Năm 1932, nhà giáo Chu Văn Biên bị đày đi nhà tù Lao Bảo. Năm 1943, thầy được trả tự do và cùng các cựu tù chính trị khác chuẩn bị khôi phục phong trào gây dựng cơ sở cách mạng. Năm 1945, ông được bầu làm Uỷ viên và được phân công chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Vinh, các huyện phía bắc Nghệ An và được bầu vào Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh Nghệ An. Sau này thầy nắm giữ các vị trí công tác: Chính uỷ Mặt trận Bình-Trị-Thiên, Bí thư khu uỷ Liên khu 4, Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật, Thứ trưởng Bộ Nông lâm (nay là Bộ NN&PTNT), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước VNDCCH tại Ấn Độ, kiêm nhiệm Bangladesh và Sri Lanka. Nhà giáo Chu Văn Biên là đại biểu Quốc hội khóa 1. Thầy đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Tại Học viện Nông nông nghiệp Việt Nam, Nhà giáo Chu Văn Biên giữ cương vị Bí thư Đảng ủy trong các năm 1961-1963, Hiệu trưởng giai đoạn 1961-1967.

8. Nhà giáo Nguyễn Tấn Gi Trọng

leftcenterrightdel
 

Nhà giáo Nguyễn Tấn Gi Trọng sinh năm 1913 tại tỉnh Nam bộ Tiền Giang. Giai đoạn 1940-1941, ông làm chủ nhiệm tờ báo Tin mới văn chương, tốt nghiệp bác sĩ y khoa và công tác tại Phòng Y tế thuộc Sở Hỏa xa Đông Dương. Năm 1945, thầy là Phó Cục trưởng Cục Quân y; năm 1946 giữ chức Tổng Giám đốc Nha thông tin tuyên truyền toàn quốc; năm 1950 giữ chức Chánh Văn phòng Ban Thường trực Quốc hội. Năm 1957, sau một thời gian công tác ở nước ngoài, nhà giáo Nguyễn Tấn Gi Trọng về công tác tại Đại học Y Hà Nội. Thập niên 1980, thầy làm việc tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ y tế. Bên cạnh công việc chuyên môn, ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa đầu tiên, kéo dài 30 năm liên tục. Thầy giữ các chức vụ ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khóa I, III, IV; Uỷ viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thầy Nguyễn Tấn Gi Trọng là giảng viên Sinh lý động vật, thuộc 27 nhà giáo đầu tiên công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Do những cống hiến trong sự nghiệp giáo dục và y tế, ông được tặng thưởng nhiều huân chương và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

9. Nhà giáo Lê Duy Thước

leftcenterrightdel
GS.TS.NGND Lê Duy Thước – Phó Giám đốc (1959-1960), Hiệu trưởng (1976-1983)
 GS.TS.NGND Lê Duy Thước – Phó Giám đốc (1959-1960), Hiệu trưởng (1976-1983)

Nhà giáo Lê Duy Thước sinh năm 1918 tại Nghệ An. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Dương tại Hà Nội. Năm 1945, thầy làm Chánh Văn phòng Bộ Thanh niên. Năm 1950, nhà giáo lê Duy Thước là Phó Đổng lý Văn phòng bộ Canh Nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Năm 1951, thầy học tập tại Liên Xô và năm 1955 tiếp tục về công tác tại Bộ Nông nghiệp. Năm 1958, nhà giáo Lê Duy Thước trở thành đại biểu tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế các nước XHCN (SEV) ở Mát-xcơ-va. Năm 1964, thầy là Uỷ viên uỷ ban Kế hoạch - Ngân sách của Quốc hội. Từ 1976 đến 1983, thầy Lê Duy Thước là Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp I – nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ông được phong học hàm Giáo sư đợt đầu năm 1980, danh hiệu Nhà giáo nhân dân và được coi là "Ông tổ" của ngành khoa học Đất Việt Nam. Cụm công trình “Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” của thầy cùng các cộng sự được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 trong lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp.

Một số dấu ấn đặc biệt của các nhà giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đại biểu Quốc hội

1. Năm nhà giáo là Hiệu trưởng/Giám đốc, đó là thầy Trần Hữu Dực, Chu Văn Biên, Lê Duy Thước và cả 2 nữ nhà giáo là cô Nguyễn Thị Lan, cô Trần Thị Nhị Hường; 2 nhà giáo có cương vị Phó Hiệu trưởng/phó giám đốc đều là thầy giáo gồm thầy Nguyễn Đăng và thầy Lương Định Của; 4 nhà giáo được phong hàm giáo sư là thầy Lương Định Của, thầy Lê Duy Thước, cả 2 nữ nhà giáo đều được phong hàm giáo sư. Trong đó nhà giáo, nhà khoa học Nguyễn Thị Lan được phong hàm giáo sư đợt gần đây nhất - năm 2018 và là giáo sư trẻ nhất trong lịch sử Học viện Nông nghiệp Việt Nam và của ngành thú y; 3 nhà giáo được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là thầy Nguyễn Tấn Gi Trọng, thầy Lê Duy Thước và cô Trần Thị Nhị Hường; 1 nhà giáo được tặng danh hiệu anh hùng Lao động là thầy Lương Định Của.   

2. Tính đến nay, số năm là đại biểu Quốc hội nhiều nhất là nhà giáo Nguyễn Xiển – 36 năm liên tục, thầy Nguyễn Đăng cũng là đại biểu Quốc hội 36 năm nhưng không liên tục; nhà giáo giữ chức vụ trong Đảng và Nhà nước cao nhất là thầy Trần Hữu Dực - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Chủ nhiệm văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Nông trường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần Bộ Quốc phòng… thầy Nguyễn Xiển với các chức vụ Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Cứu tế xã hội, Giám đốc Nha Khí tượng Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban địa cầu quốc tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kỹ thuật nhà nước…

3. Nhà giáo nhận phần thưởng cao Quý nhất là thầy Trần Hữu Dực và thầy Nguyễn Xiển với Huân chương Sao vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam, và Huân chương Hồ Chí Minh; giải thưởng về khoa học và công nghệ cao nhất là thầy Lương Định Của, thầy Nguyễn Xiển - Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nhà giáo Nguyễn Thị Lan - Giải thưởng Kovalevskaia; Nhà giáo được ghi danh/vinh danh nhiều nhất là thầy Nguyễn Xiển với các tuyến đường phố tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác; thầy Lương Định Của với 2 tuyến đường phố ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin – Thư viện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và 1 giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác cũng đã lấy tên của thầy đặt cho các trường học, tuyến đường phố… nhà giáo Trần Hữu Dực được thành phố Hà Nội đặt tên cho 1 tuyến phố tại quận Nam Từ Liêm.

                                                                                                           Ban CTCT&CTSV