Tỉnh Lai Châu có lợi thế là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, có khí hậu, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, cùng với địa hình có độ cao trên 200m, khí hậu mát mẻ quanh năm… là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có tính bản địa cao. Do đó, từ năm 2019 Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tỉnh xác định, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng quy mô phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương theo mô hình "mỗi xã một sản phẩm" là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đã được cụ thể trong Nghị quyết số 39/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về phát triển kinh tế -xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu. Tiếp đó, ngày 21/3/2021, Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND về quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, khẳng định việc phát triển các sản phẩm OCOP là một trong 13 nội dung hỗ trợ trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, ngày 15/4/2021, Kế hoạch số 968/KH-UBND về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2021 cũng được ban hành. Điều này cho thấy, việc phát triển các sản phẩm OCOP bền vững theo hướng hàng hóa tập trung đang là một nội dung trọng tâm trong phát triển nông nghiệp tại Lai Châu. Do vậy, trong khuôn khổ hợp tác giữa Sở KH&CN tỉnh Lai Châu và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu theo chuỗi liên kết” đã và đang được triển khai nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu, đặc biệt giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Ngày 24/4/2024 “Báo cáo tiến độ nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu theo chuỗi liên kết” đã được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Về phía tỉnh Lai Châu có sự tham dự của: Bà Bùi Lệ Dung – Phó Giám đốc Sở KH&CN; Bà Trần Thị Kim Hương – Trưởng phòng Quản lý KH&CN; Bà Nguyễn Thị Phượng – Chuyên viên chính phòng Quản lý KH&CN; Ông Nguyễn Quang Huy – Chuyên viên chính phòng Quản lý KH&CN. Về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam có sự tham dự của: Ông Trần Duy Tùng – Phó Trưởng Ban KH&CN; Ông Lê Xuân Chinh – Chuyên viên Ban KH&CN; Ông Nguyễn Anh Trụ - Phó Trưởng Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; Bà Phí Thị Diễm Hồng – Chủ nhiệm đề tài và các thành viên trong nhóm thực hiện đề tài.

Qua buổi đánh giá cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành các công việc: thực hiện khảo sát điều tra các đối tượng theo nội dung của thuyết minh, báo cáo số liệu khảo sát, hoàn thiện 4 báo cáo “Báo cáo thực trạng sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Phân tích nguyên nhân tồn tại và tiềm năng, lợi thế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu; Đề xuất giải pháp duy trì và nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu theo chuỗi liên kết; Xây dựng mô hình áp dụng giải pháp duy trì và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu”, tổ chức hội thảo “Thực trạng và tiềm năng sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu”… Đồng thời, dựa trên góp ý từ phía Sở KH&CN tỉnh Lai Châu, nhóm thực hiện đề tài cần liệt kê đầy đủ thông tin từ phiếu điều tra vào báo cáo số liệu khảo sát và làm rõ nét hơn các giải pháp duy trì và nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP gắn với đặc điểm riêng có của tỉnh Lai Châu.

leftcenterrightdel
 Ông Trần Duy Tùng – Phó Trưởng Ban KH&CN phát biểu trong buổi báo cáo
leftcenterrightdel
 Bà Bùi Lệ Dung – Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu trong buổi báo cáo
leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Anh Trụ - Phó Trưởng khoa Kế toán và QTKD phát biểu trong buổi báo cáo
leftcenterrightdel
 Bà Phí Thị Diễm Hồng – Chủ nhiệm đề tài báo cáo về tiến độ thực hiện đề tài
 

Trần Thị Thương, Hoàng Thị Mai Anh

Nhóm Hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp