\r\n Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thuỵ Điển) trong thời gian 5-6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Kể từ đó, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường Thế giới và khuyến khích những người dân, Chính phủ và các tổ chức của tất cả các nước trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi trường ở nước mình trong ngày này.

\r\n

\r\n Ở nhiều nước các hoạt động kỉ niệm ngày này đã thực sự thu hút sự chú ý của giới chính trị và thúc đẩy các hoạt động chính trị nhằm làm cho các Chính phủ tham gia ký kết và thôngqua các hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Mỗi năm Liên hợp quốc sẽ chọn ra một thành phố làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm của cả thế giới để kỷ niệm ngày này và đưa ra một chủ đề riêng nào đó làm trọng tâm chính cho các hoạt động môi trường trong năm. Trong ngày này, nhân dân trên toàn thế giới sẽ nhận được một thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó có nêu lên các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chung trên toàn thế giới. Bắt đầu từ năm 1987, để khuyến khích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn thể nhân dân trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã phát động thêm Lễ trao giải thưởng Global 500 được tổ chức vào đúng ngày môi trường thế giới tại thành phố được chọn làm trung tâm tổ chức lễ kỷ niệm ngày này trên thế giới. Hàng năm, Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra những người có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường để trao Giải thưởng Global 500.

\r\n

\r\n Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm ngày ngày Môi trường Thế giới trong phạm vi cả nước. Hàng năm, Cục Bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thường phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước với các hoạt động như: tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường làm việc... và cũng chọn ra một địa phương đại diện làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước. Lễ kỷ niệm Ngày 5/6 hàng năm ở Việt Nam thường có sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng như: các quan chức Chính phủ, đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế và các Đại sứ quán ở Việt Nam, học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội quần chúng.

\r\n

\r\n Chủ đề Ngày Môi trường thế giới 2013: “Suy nghĩ trước khi ăn - Là cách bảo vệ môi trường” (Think.Eat.Save). Think.Eat.Save là một chiến dịch chống lãng phí thực phẩm , khuyến khích bạn giảm sự lãng phí và phát thải thực phẩm (hay còn gọi là reduce foodprint). Liên hợp quốc và Tổ chức Nông Nghiệp (FAO) cho biết, mỗi năm thế giới đã lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm. Lãng phí này tương đương với toàn bộ lượng thực phẩm được sản xuất ở khu vực cận Sahara - Châu Phi. Cũng theo FAO, cứ 7 người thì lại có bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị chết đói mỗi ngày.

\r\n

\r\n Với việc mất cân bằng lớn trong lối sống và kết quả của việc tàn phá môi trường, chủ đề năm nay “Suy nghĩ trước khi ăn - Là cách bảo vệ môi trường”  - Think.Eat.Save - khuyến khích bạn hãy để ý hơn về ảnh hưởng của môi trường tới việc lựa chọn thực phẩm, giúp bạn thực hiện và đưa ra những quyết định sáng suốt.

\r\n

\r\n Trong khi cả hành tinh đang chật vật để cung cấp đủ nguồn lực giúp duy trì sự sống của 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), FAO ước tính rằng 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu, hoặc là lãng phí hoặc bị mất mát. Chất thải thực phẩm là sự tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.

\r\n

\r\n Chủ đề năm nay nhắc nhở bạn hành động từ chính gia đình bạn và sau đó bạn sẽ nhận thấy sức mạnh của tập thể, bạn và mọi người sẽ thực hiện giảm thiểu chất thải thực phẩm, tiết kiệm tài chính, giảm tới mức thấp nhất tác động môi trường tới sản xuất thực phẩm và thúc đẩy quy trình sản xuất thực phẩm trở nên hiệu quả hơn. 

\r\n

\r\n Nếu thực phẩm bị lãng phí có nghĩa là tất cả các nguồn lực và các yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất của tất cả các thực phẩm cũng bị mất. Ví dụ, mất khoảng 1.000 lít nước để sản xuất 1 lít sữa và khoảng 16.000 lít thức ăn của bò cái để làm ra một chiếc bánh hamburger. Kết quả là khí nhà kính xuất phát từ chính những con bò, và trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm , tất cả kết thúc vô ích khi chúng ta lãng phí thức ăn.

\r\n

\r\n Trong thực tế, việc sản xuất lương thực toàn cầu chiếm 25% của tất cả các vùng đất sinh sống và chiếm 70% lượng tiêu thụ nước ngọt, đóng góp 80% nạn phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là nguyên nhân lớn nhất của mất đa dạng sinh học và thay đổi sử dụng đất.

\r\n

\r\n Do đó cách giải quyết này muốn nhắc nhở bạn nên có ý định chọn các loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất.

\r\n

\r\n Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có cơ sở vật chất và cảnh quan thiên nhiên thân thiện, gần gũi với môi trường. Hiện tại, một số chương trình đào tạo ở các khoa trong trường đã thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Hơn bao giờ hết, cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội luôn nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Thông qua những chương trình phát thanh kêu gọi sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và hành động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện bằng những hành động cụ thể như giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc lá nơi công cộng, trồng cây xanh, tái sử dụng giấy…

\r\n

\r\n Định hướng hành động của bạn cho Ngày Môi trường thế giới năm nay là một hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững và là một trong những định hình lại tương lai của chúng ta!

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2013

\r\n