Với mục tiêu thúc đẩy đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ được Học viện giao hàng năm, ngày 28 – 29/6/2023, Khoa Tài ngyên & Môi trường và Nhóm nghiên cứu xuất sắc (NCXS) “Quản lý tài nguyên và môi trường bền vững” đã phối hợp với Trường Đại học Rhode Island, Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo quốc tế với tiêu đề: Stakeholder workshop: Integrating climate change adaptation and disaster risk reduction for sustainable and equitable development of coastal communities in Indonesia and Viet Nam(Hội thảo Tham vấn các bên liên quan: Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai để phát triển bền vững và công bằng cho cộng đồng ven biển tại Indonesia và Việt Nam).

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự trực tiếp tại Hội thảo

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp online với tổng số hơn 30 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế như Khoa Tài nguyên biển (Department of Marine Affairs) trường Đại học Rhode Island (RIU) (Hoa Kỳ), Trung tâm Nghiên cứu giảm thiểu thiên tai và sóng thần, Đại học Syiah Kuala (Indonesia) và các nhà khoa học, chuyên gia các đơn vị, ban ngành tổ chức trong nước và tổ chức phi chính phủ như Đại học Nông Lâm Huế, Viện Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu Miền Trung, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Oxfam, UNDP.

Về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có GS.TS. Phạm Bảo Dương- Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS. Trần Trọng Phương - Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, PGS. TS. Võ Hữu Công - Phó Trưởng khoa, TS. Ngô Thanh Sơn – Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên và các thành viên nhóm NCXS, cùng các Giảng viên trong và ngoài khoa tham dự.

leftcenterrightdel
 GS.TS. Phạm Bảo Dương phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, GS.TS. Phạm Bảo Dương - Phó Giám đốc Học viện đã nhấn mạnh những cộng đồng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai và tình trạng kém phát triển. Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các bước chủ động để giảm tính dễ bị tổn thương, xác định quá trình ảnh hưởng đến bất bình đẳng và nâng cao năng lực cho cộng đồng. GS. Phạm Bảo Dương cũng cho rằng Hội thảo này đóng vai trò nền tảng cho sự hợp tác, tập hợp các bên liên quan từ giới học giả, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ, lãnh đạo địa phương và chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Thông qua những nỗ lực chung, có thể định hướng cho phát triển bền vững và công bằng trong cộng đồng ven biển.

Thay mặt đơn vị tổ chức, PGS.TS. Trần Trọng Phương - Trưởng khoa TNMT cho biết chủ đề của hội thảo này thuộc định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ của khoa. Các chủ đề đã thể hiện được tính bền vững của môi trường, công bằng xã hội và tính tương hỗ để đạt được phát triển bền vững. PGS hy vọng Hội thảo sẽ đạt được những kết quả tốt, thể hiện vai trò của các nhà khoa học trong việc hoạch định chiến lược và chính sách giúp cho các cộng đồng ven biển phát triển trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm bản địa có sự tham gia của các bên liên quan để phát triển bền vững.

leftcenterrightdel
 PGS.TS. Trần Trọng Phương phát biểu tại Hội thảo

Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu Sự phát triển công bằng và bền vững của các cộng đồng ven biển ở Đông Nam Á (EscSea), một nghiên cứu về những thay đổi toàn cầu và quá trình phát triển về bình đẳng và phát triển công bằng của các cộng đồng ven biển, đã được khởi xướng vào năm 2022. Trọng tâm của hội thảo lần này là lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai để phát triển bền vững. Với mục đích tạo cơ sở cho việc thực hiện thành công nghiên cứu của EscSea và các dự án liên quan bằng cách bắt đầu thu hút sự tham gia của các bên liên quan, thu hút hỗ trợ và tạo điều kiện trao đổi thông tin.

TS. Lisa Hiwasaki (chủ nhiệm dự án) phát biểu tại hội thảo nêu bật tầm quan trọng của nghiên cứu, đó là nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển công bằng và bền vững giữa các cộng đồng ven biển ở hai quốc gia này. Kết quả của nghiên cứu này sẽ xây dựng cơ sở bằng chứng cho các chiến lược và chính sách dẫn đến tạo môi trường thuận lợi cho những chuyển đổi cần thiết cho sự phát triển bền vững và công bằng giữa các cộng đồng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của biến đổi khí hậu, thiên tai và tình trạng kém phát triển.

leftcenterrightdel
 TS. Lisa Hiwasaki – Chủ nhiệm dự án  phát biểu tại Hội thảo

Trong hội thảo, các chuyên gia đến từ các tác đơn vị trong nước và tổ chức quốc tế đã chia sẻ các kinh nghiệm trong nghiên cứu và kinh thực tế trong việc đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đối với cộng đồng ven biển, khả năng thích ứng của các cộng đồng này, vai trò của tri thức bản địa trong phát triển của cộng đồng cùng nhiều nội dung liên quan khác.

 

leftcenterrightdel
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo 

Sau hai ngày Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận đóng góp, hoàn thiện phương pháp nghiên cứu đa ngành nhằm góp phần giải quyết bất bình đẳng xã hội và trao quyền cho các cộng đồng yếu thế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia; Chia sẻ hiểu biết và định nghĩa của các thuật ngữ; lựa chọn các địa điểm nghiên cứu ưu tiên; Đề xuất danh sách các thành viên tiềm năng của nhóm dự án dựa trên kết quả của sơ đồ các bên liên quan…

 

leftcenterrightdel
 Hoạt động thảo luận nhóm và chia sẻ kết quả tại Hội thảo

Hội thảo đã thành công tốt đẹp, đặt nền móng cho việc thực hiện thành công nghiên cứu EscSea và các dự án liên quan. Xuyên suốt hội thảo, trọng tâm là lồng ghép các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai để phát triển bền vững và công bằng.

Phát biểu bế mạc hội thảo TS. Ngô Thanh Sơn đã tổng kết các hoạt động cùng các kết quả đã đạt được với sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Những kết quả đạt được đã khởi xướng một quy trình nhằm giải quyết bất bình đẳng xã hội và trao quyền cho các cộng đồng bị thiệt thòi ở Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu hành động liên ngành được thảo luận trong hội thảo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các nỗ lực của dự án cho phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh riêng của các cộng đồng ven biển. Chuyên môn và hiểu biết sâu sắc của các đại biểu, các chuyên gia vô cùng quý giá và cần thiết trong việc thúc đẩy thay đổi tích cực và thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng trong các cộng đồng ven biển của Việt Nam.

leftcenterrightdel
 TS. Ngô Thanh Sơn phát biểu bế mạc Hội thảo

 

Ngô Thanh Sơn – Bộ nôn Quản lý Tài nguyên, Khoa Tài Nguyên Môi Trường