Hội thảo kết quả và định hướng giảm nghèo ở Sơn La
Cập nhật lúc 00:00, Thứ hai, 03/08/2015 (GMT+7)
\r\n Đến dự Hội thảo có đầy đủ đại diện Ban chỉ đạo giảm nghèo của các cơ quan trong UBND tỉnh Sơn La, đại diện các huyện và cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh.
\r\n
\r\n Đại diện nhóm nghiên cứu, GS. TS. Đỗ Kim Chung đã phát biểu đề dẫn và trình bày những nội dung chính sách có liên quan đến hoạt động giảm nghèo của Sơn La trong các năm qua. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra những kinh nghiệm tốt của việc giảm nghèo tại tỉnh Sơn La trong phát triển sinh kế, liên kết đối tác giữa doanh nghiệp và nông dân, phát huy vai trò của hợp tác xã và doanh nghiệp trong giảm nghèo, hỗ trợ giảm nghèo và phát triển hạ tầng.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Những thách thức trong giảm nghèo tại Sơn La nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng được đưa ra thảo luận liên quan đến tỷ lệ hộ nghèo còn cao, người nghèo là dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng lớn, sức ỳ để thoát nghèo nặng, nguồn lực cho giảm nghèo thiếu và có nhiều chính sách giảm nghèo bị chồng chéo trong 16 chương trình hiện tại.
\r\n
\r\n Nhóm nghiên cứu đã xin ý kiến đại biểu về quá trình thực thi chính sách giảm nghèo ở địa phương, những bất cập và hướng đi trong các năm tới. Nhìn chung, các đại biểu cho rằng vấn đề nghiên cứu của nhóm là rất cần thiết với Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Sơn La. Thách thức cho việc giảm nghèo tại Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng được chỉ ra như năng lực của cán bộ cơ sở yếu, chính sách đặc thù cho dân tộc thiểu số chưa nổi bật về nội dung hỗ trợ, hỗ trợ trực tiếp đầu vào còn quá nhiều, hoạt động của các ban giảm nghèo ở tỉnh còn gặp nhiều khó khăn…
\r\n
\r\n Một số câu hỏi của nhóm nghiên cứu được đại biểu đặc biệt quan tâm như: có nên lồng nghép các chương trình hỗ trợ để tạo thành chương trình hỗ trợ trọn gói cho việc giảm nghèo tại địa phương hay không? Nếu lồng nghép thì cơ chế cụ thể như thế nào? Các chỉ tiêu nghèo đa chiều cần được xây dựng và triển khai thế nào cho phù hợp? Làm cách nào để gắn giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới? Làm sao để lôi kéo doanh nghiệp vào công tác giảm nghèo?
\r\n
\r\n Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị trên tinh thần trao đổi thẳng thắn để tìm ra các vấn đề trong chính sách giảm nghèo hiện nay ở vùng Tây Bắc. Đại biểu tham gia đều hi vọng những khuyến nghị về cơ chế cho giảm nghèo sẽ nhanh chóng được thực hiện để có thể “Đưa cuộc sống vào chính sách”.
\r\n
\r\n Ngoài Hội thảo này, trước đó nhóm nghiên cứu đã tổ chức 04 buổi Hội thảo tại các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hoá và Hoà Bình. Những đóng góp của các địa phương như Sơn La sẽ là nguồn thông tin quan trọng để đề tài nghiên cứu thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo Tây Bắc giao cho.
\r\n
\r\n Xuân Phi
\r\n