Sáng 28-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội).

Nhiều khó khăn, thách thức với ngành Y tế

Khi nghiên cứu báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) nêu rõ, Việt Nam đã đạt được 3 thành công lớn trong thời gian đã qua của năm 2022, gồm: Đã kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng mạnh trong hoàn cảnh khó khăn; giữ ổn định với đường lối ngoại giao mềm dẻo trong bối cảnh thế giới nhiều biến đổi khó lường.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhận định, nền y tế đang chao đảo, nhân lực y tế chuyển khỏi khu vực công, mua sắm trang thiết bị bổ sung cho bệnh viện đang đứt gãy, đình đốn, vấn đề tự chủ bệnh viện còn rất nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế tập trung giải quyết các tồn tại này, giao cho bệnh viện tự chủ về tài chính, về nhân lực, giải quyết được vấn đề thiếu thuốc cho bệnh nhân.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình).

 

Bên cạnh kết quả đạt được, đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại, nhất là trong lĩnh vực y tế. Đại biểu chỉ ra rằng, hiện nay, nhân lực y tế chưa có được chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, dẫn tới tình trạng ồ ạt rời khỏi khu vực công; công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế ở các cơ sở khám, chữa bệnh còn nhiều bất cập; việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc.

Để hoàn thành các mục tiêu chăm sóc sức khỏe, bảo vệ nhân dân, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị Quốc hội, Chính phủ và nhân dân tiếp tục chia sẻ những khó khăn, thách thức với ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục. Trong lúc chưa thể sửa đổi các văn bản pháp luật, đại biểu đề nghị Chính phủ trình Quốc hội các giải pháp cấp bách, đưa vào nghị quyết kỳ họp thứ tư để kịp thời tháo gỡ ngay.

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15; đề nghị Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm những tồn đọng liên quan đến chi phí khám, chữa bệnh đang chưa được thanh toán do chưa vượt tổng mức thanh toán.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh).

 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất có ngay giải pháp tháo gỡ để ngành Y tế khôi phục năng lực và điều kiện hoạt động như trước thời kỳ dịch Covid-19. Theo đại biểu, những giải pháp này cần đồng bộ từ quy định, các quy định về đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế cho đến việc tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công cũng như tồn tại, vướng mắc trong bảo hiểm y tế.

“Nếu hệ thống y tế không được củng cố, ngay cả về người và cơ sở vật chất chẳng những không đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ với hàng chục triệu nhân dân, người lao động, cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ hưu trí và người dân diện chính sách càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát lại hay phát sinh mới”, đại biểu nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình một số vấn đề đại biểu nêu.

 

Không hp thc hóa nhng sai phm v đất đai

Phát biểu giải trình về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách ưu đãi đối với người có công, bảo trợ xã hội, người yếu thế, người nghèo đều được quan tâm thông qua việc nhà nước ban hành các chính sách, các thể chế về vấn đề này và có nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội. “Chúng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm chăm sóc, hỗ trợ người dân, người cao tuổi, phụ nữ sinh con và trẻ em bị tác động bởi đại dịch Covid-19, nhất là trẻ em mồ côi. Nhiều chính sách hỗ trợ chưa từng có tiền lệ đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quyết định”, Bộ trưởng nói.

Về công tác giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định đã có chuyển biến tích cực hơn về cả quy mô lẫn chất lượng. Người học nghề tăng lên, nhận thức xã hội của gia đình, của người học có chuyển biến, đào tạo chất lượng cao được chú trọng hơn. Điều đáng mừng là kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam được tăng cường, tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ đào tạo được tăng lên, lao động Việt Nam tham gia vào công tác quản lý trong các doanh nghiệp FDI tăng nhanh và đã đảm nhận nhiều vị trí, lĩnh vực việc làm phức tạp mà trước đây đều phải do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, nhất là các lĩnh vực cơ điện tử, hàn, viễn thông, dầu khí.

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu.

 

Phát biểu tại hội trường, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, về giải pháp trong thời gian tới, để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030, Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện hoàn thiện các hệ thống văn bản theo yêu cầu; kịp thời cập nhật những khó khăn để đề xuất xử lý; tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo của các ban, bộ, ngành trung ương; phát huy vai trò người đứng đầu của các cấp, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân kết hợp phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động để khơi dậy, tạo sự đồng thuận của nhân dân và sự chung tay của toàn xã hội.

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình ý kiến đại biểu nêu.

 

Giải trình ý kiến của đại biểu về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, đây là vấn đề hết sức quan trọng và bày tỏ sự đồng tình, thống nhất về nhận xét của đại biểu về những vấn đề tồn tại, bất cập hiện nay. Về nguyên nhân, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết số 18-NQ/TƯ và trong Báo cáo tổng kết về Luật Đất đai (sửa đổi) đã nêu rõ các tồn tại, yếu kém và được đại biểu chỉ ra tại phiên họp này. Bộ trưởng cho biết, có nhiều nguyên nhân của tình trạng lãng phí đất đai, như chậm giải phóng mặt bằng, quy hoạch thay đổi, các nhà đầu tư kém năng lực, và pháp luật về đất đai, pháp luật liên quan có sự chồng chéo… 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, việc sửa đổi Luật Đất đai sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu, trong đó từ nay đến năm 2024 nên ban hành các nghị quyết của Quốc hội, hoặc nghị định của Chính phủ và các vấn đề liên quan tại địa phương, theo thẩm quyền đưa ra cơ chế giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc phổ biến hiện nay đối với các tỉnh, thành phố và sau đó tính toán triển khai đối với các địa phương khác trong cả nước. “Chủ trương nhất quán là bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản của nhà nước, không hợp thức hóa những sai phạm”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
 

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận.

Để thị trường khoa học - công nghệ phát triển theo đúng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, cả bên cung và bên cầu cần được quan tâm đầu tư nguồn lực, động lực và tạo điều kiện thích đáng, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) đề nghị Chính phủ và Quốc hội rà soát hoàn thiện khung khổ pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học - công nghệ có chất lượng cao, có tiềm năng thương mại hóa, từ đó tạo nên sự phong phú cho thị trường khoa học - công nghệ.

Đại biểu cũng đềnghị Chính phủ mạnh dạn cho thí điểm một số cơ chế đột phá cho các tổ chức khoa học - công nghệ; ưu tiên đầu tư mạnh mẽ cho khu vực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo -nơi cung cấp sản phẩm khoa học - công nghệ cho thị trường.

“Đề nghị Chính phủ rà soát Quy hoạch các tổ chức khoa học - công nghệ, các trường đại học và viện nghiên cứuđể có chiến lược đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đúng địa chỉđể đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các tổchức khoa học - công nghệ; cần tăng đầu tư kinh phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ cho các viện nghiên cứu, các trường đại học nơi có đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ đông đảo, coi đây là nơi tạo ra tri thức nền tảng của xã hội, tạo nên tầm vóc và thế đứng của đất nước trên trường quốc tế, tạo nên chân dung hình ảnh của một quốc gia, một dân tộc, và đây chính là cái nôi cho sự sáng tạo, đổi mới công nghệ”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

 

 

Theo http://hanoimoi.com.vn