Ngày 30/09/2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Nghiên cứu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu” – Khoa Nông học đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề nghiên cứu:

Chuyên đề 1: “Công nghệ mới ghép mít chất lượng cao tại miền Bắc Việt Nam” do TS. Nguyễn Mai Thơm, Bộ môn Canh tác học trình bày.

Chuyên đề 2: “Tổng quan tình hình nghiên cứu và sản xuất cây hương nhu trắng” do ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải, bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc trình bày.

Chuyên đề 3: “Nghiên cứu phát triển dược liệu tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên” do PGS. TS. Ninh Thị Phíp, bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc trình bày.

Mở đầu buổi seminar, TS. Nguyễn Mai Thơm đã có bài báo cáo với nhiều thông tin hữu ích về công nghệ ghép mít chất lượng cao. Trong những năm qua, nhiều giống mít mới đưa vào sản xuất đã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của sản xuất theo hướng hàng hoá, đồng đều chất lượng, được thị trường chấp nhận. Biện pháp kỹ thuật chọn tạo và nhân giống được đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở phân tích điều kiện khí hậu của miền Bắc với những vùng trồng mít lớn của Việt Nam, TS. Nguyễn Mai Thơm đã nghiên cứu và phát triển công nghệ ghép mít mới chất lượng cao cho miền Bắc Việt Nam. Công nghệ có sự kế thừa và phát triển từ kỹ thuật ghép mít của một số nước trên thế giới (Thái Lan). Các thành viên tham dự đã trao đổi và thảo luận sôi nổi về khả năng áp dụng kỹ thuật ghép này cho các đối tượng cây trồng khác đặc biệt là những dược liệu có giá trị cao.

leftcenterrightdel
 

Cây hương nhu trắng là cây dược liệu có giá trị dược liệu và kinh tế cao, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về cây này còn hạn chế. Để phát triển hương nhu làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu phục vụ hoá mỹ phẩm hoặc phục vụ chăn nuôi, trong phòng chống dịch bệnh cho cây trồng... cần đầu tư nghiên cứu từ chọn tạo giống đến các biện pháp kỹ thuật. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải đưa ra những thông tin nghiên cứu, các vấn đề khoa học cần giải quyết; Nhóm NCM đã hăng hái trao đổi, thảo luận sôi nổi và tìm ra hướng nghiên cứu trong chọn giống và các BPKT để nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu hương nhu trắng.   

leftcenterrightdel
 

Huyện Kim Động thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng nội đồng gồm 10 xã, 01 thị trấn chiếm 64,7% diện tích tự nhiên; vùng ven đê gồm 6 xã chiếm 35,3% diện tích tự nhiên. Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa, kết cấu dân số trẻ, lao động dồi dào… là điều kiện thuận lợi để Kim Động phát triển. Huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp và phát triển dược liệu. Theo Báo cáo định hướng của Huyện cho thấy: Về trồng trọt, Kim Động là Huyện đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, bước đầu hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và được cấp chứng nhận Vietgap: Như vùng cây có múi, cây chuối, nhãn, cam, bưởi… Huyện có 01 sản phẩm được cấp nhãn hiệu hàng hóa tập thể (Cam Đồng Thanh); có 04 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao (Bột mầm đậu nành; Trà mầm đậu đen; Trà mầm đậu đỏ và Trà mầm ngũ cốc.

Trong thông tin về tình hình sản xuất dược liệu của Kim Động, PGS.TS. Ninh Thị Phíp đã chia sẻ, Huyện đã hình thành một số hợp tác xã HTX sản xuất đầu tư và phát triển nông nghiệp Đức Thịnh (xã Hùng An) liên kết với Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam (chi nhánh tỉnh Phú Thọ) tiêu thụ nguyên liệu trà hoa cúc, cao ích mẫu. Được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao, là cây trồng triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong thời gian tới, Huyện xây dựng vùng trồng cây dược liệu diện tích trên 80ha tại các xã Ngọc Thanh, Hùng An, Mai Động, Hiệp Cường. Tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm thế mạnh của huyện; đồng thời khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, đồng thời tiếp tục xây dựng và chuyển giao đồng bộ các mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, cây ăn quả, cây dược liệu...).

Trong buổi seminar, nhóm cũng thảo luận đưa ra một số cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao có giá trị dược liệu như cúc hoa, nghệ vàng, xạ can… có thể phát triển theo chuỗi giá trị với liên kết chặt chẽ giữa các nhà: nhà nước – nhà nông – doanh nghiệp – nhà khoa học và nhà tổ chức sản xuất.

leftcenterrightdel
 

Khoa Nông học