Phân gà tươi được biết đến là loại phân có hàm lượng protein cao, hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt là tỉ lệ N, P, K cao hơn so với các loại phân chuồng khác như: phân trâu, phân bò, phân heo. Theo Lê Văn Căn (1975) thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà 1,63% N, 0,54%  P2O5, 0,85% K2O. Với nguồn dinh dưỡng như vậy phân gà rất phù hợp trộn với một số phụ gia để ủ tạo thành phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh (HCVS) (Mieldažys et al., 2019). Nguyễn Văn Thao (2015) đã nghiên cứu, tìm ra chế phẩm vi sinh vật phù hợp để ủ 6 phần bã nấm với 4 phần phân gà thành phân hữu cơ sinh học. Theo Đinh Hồng Duyên (2018) khi dùng chế phẩm vi sinh vật xử lý phân gà nuôi lồng thu gom hằng ngày theo tỷ lệ phân gà 60%, than bùn 37%, bột tăm 3% sẽ rút thời gian ủ từ 3 tháng xuống còn khoảng 20-30 ngày. Chandra Wahyu Purnomo (2017) đã thiết kế công nghệ xử lý tại chỗ phân gà, trong công nghệ phân gia cầm lẫn trấu được sấy khô và nghiền nhỏ thành bột và được sử dụng như là phân hữu cơ.

Năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Phú Thọ phê duyệt đề tài "Nghiên cứu sản xuất phân gà thành phân bón hữu cơ-vi sinh dạng viên nén tại tỉnh Phú Thọ". Mã số: 01/ĐT-KHCN.PT/2020.

Ngày 15/06/2022, sở KH&CN tỉnh Phú Thọ tổ chức nghiệm thu đề tài trên, kết quả đạt được của đề tài gồm: i) Xây dựng được 01 quy trình sản xuất phân bón hữu cơ - vi sinh dạng viên nén từ phân gà đạt tiêu chuẩn chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 189:2019/BNNPTNT về chất lượng phân bón; và (ii) Mô hình sản xuất thử nghiệm sản phẩm phân bón hữu cơ - vi sinh dạng viên nén từ phân gà từ quy trình công nghệ đã nghiên cứu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 189:2019/BNNPTNT, công suất 300-500kg phân viên/giờ, hiệu suất ép viên đạt 77,8-92,2%).

leftcenterrightdel
 Hình 1. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ - vi sinh dạng viên nén từ phân gà
leftcenterrightdel
 Hình 2: Phân hữu cơ-vi sinh dạng viên nén được sản xuất từ phân gà
 

TS. Đinh Hồng Duyên

Bộ môn Vi sinh vật, Khoa Tài nguyên & Môi trường

Nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ sinh học nông nghiệp và Môi trường