Chè là cây công nghiệp dài ngày có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, trải qua bao thăng trầm của quá trình phát triển sản xuất, chè vẫn là cây trồng với vị trí quan trọng của nhiều tỉnh vùng núi và Trung du nước ta. Đến nay, Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất chè lớn nhất thế giới với tổng sản lượng 137.000 tấn, mang lại giá trị xuất khẩu lên tới 236 triệu USD.

Công nghệ chế biến chè Việt Nam đang dần được cải thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của một số loại chè chất lượng cao hướng tới xuất khẩu sang các thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các sản phẩm chè mới, nhiều giống chè mới được nhập nội và chọn tạo. Trong đó giống chè PH10 do Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chọn tạo có nhiều ưu điểm như năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt chất lượng nguyên liệu cao phù hợp cho sản xuất các loại chè chất lượng cao như chè Oolong, Long Tỉnh, Sencha...

leftcenterrightdel
 Một số hình ảnh thí nghiệm
  

Để khai thác hết tiềm năng của giống, bón phân, đặc biệt là bổ sung các nguyên tố đa lượng, là biện pháp kỹ thuật giúp duy trì năng suất và chất lượng nguyên liệu ổn định. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn “Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên, PH10 phục vụ xuất khẩu đáp ứng thị trường Nhật Bản và Đài Loan” đã xác định bón phân theo tỷ lệ N:P:K là 3:1:1, với lượng bón tiêu chuẩn 40 kg N/1 tấn chè búp tươi/ha là phù hợp nhất với năng suất đạt 10,7 tấn chè búp tươi/ha, chất lượng nguyên liệu tốt (hàm lượng chất thơm đạt 51,06%, hàm lượng tanin  đạt 24,78%, tổng điểm nguyên liệu đạt 17,08 điểm) và mang lại thu nhập thuần cao nhất (95,2 triệu đồng/ha).

 

leftcenterrightdel
Thử nếm cảm quan chất lượng chè Sencha 
leftcenterrightdel
 Thử nếm cảm quan chất lượng chè Oolong

 

Chi tiết nghiên cứu, xin vui lòng tham khảo toàn văn bài báo tại website Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bản tiếng Anh (Vietnam Journal of Agricultural Sciences): .

 

Nhà xuất bản HVNN