Ngày 16/7/2021, tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương, hội đồng chuyên ngành đã tổ chức đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Tiến sỹ Lê Lương Thịnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, đại diện phòng NN&PTNT huyện Cẩm Giàng nơi thực hiện đề tài, đại diện Viện Sinh học Nông nghiệp – cơ quan thực hiện đề tài, Hội đồng chuyên môn, Ban chủ nhiệm và các thành viên tham gia.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh Hội nghị nghiệm thu đề tài
 Toàn cảnh Hội nghị nghiệm thu đề tài

Tại buổi nghiệm thu, ThS. Nguyễn Thị Sơn - Chủ nhiệm đề tài thay mặt nhóm nghiên cứu đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, trong đó tập trung nhấn mạnh những tác động và lợi ích khi ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau xà lách và cà rốt. Sau thời gian một năm triển khai thực hiện, đề tài đã xây dựng thành công các mô hình sản xuất rau xà lách và cà rốt sử dụng chế phẩm trên địa bàn 3 xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ và Đức Chính của huyện Cẩm Giàng. So sánh với đối chứng, mô hình canh tác bổ sung phun chế phẩm vi sinh quang dưỡng có tác động rõ rệt. Cây rau xà lách cứng cây, dày lá hơn, năng suất tăng lên 25,35 - 29,96%, trong khi cây cà rốt có tỷ lệ củ loại 1 cao hơn, năng suất tăng hơn 15,04 - 15,16%.

Chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng là chế phẩm được Viện Sinh học nông nghiệp chế tạo gồm vi khuẩn quang hợp Rhodobacter spp: 2,36 × 108CFU/ml. Các vi khuẩn này có khả năng chuyển hóa các nguồn dinh dưỡng các bon, ni tơ, sinh tổng hợp các chất điều tiết sinh trưởng thực vật như IAA, ALA, các axit amin, các sắc tố quang hợp (bacteriochlorphyll và carotenoid), các chất kháng sinh… Vi khuẩn quang hợp được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng thực vật, cải thiện chất lượng cây trồng và quản lý bệnh thực vật, có thể làm tăng nồng độ nitơ đất, thúc đẩy sự chuyển đổi của các chất ô nhiễm độc hại như thuốc trừ sâu và các loại tương tự, thúc đẩy sự gia tăng của vi sinh vật có lợi. Do vậy, ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng đã góp phần cải thiện quy trình canh tác cây rau màu theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân huyện Cẩm Giàng nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung.

leftcenterrightdel
Chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng do Viện Sinh học nông nghiệp nghiên cứu và sản xuất
Chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng do Viện Sinh học nông nghiệp nghiên cứu và sản xuất 
leftcenterrightdel
Mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất cà rốt tại Cẩm Giàng
 Mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất cà rốt tại Cẩm Giàng
leftcenterrightdel
Kết quả thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau xà lách và cà rốt tại huyện Cẩm Giàng
 Kết quả thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau xà lách và cà rốt tại huyện Cẩm Giàng
leftcenterrightdel
 Ban chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tại Hội nghị

Đại diện phòng NN&PTNT huyện Cẩm Giàng, bà Hoàng Thị Loan cho biết: nông dân trên địa bàn thực hiện mô hình rất phấn khởi và mong muốn được sử dụng chế phẩm này cho cây xà lách và cà rốt cũng như thử nghiệm trên các loại rau màu khác trong các vụ trồng tiếp theo.

Kết luận tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận và nhất trí đánh giá: Đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện đề tài đã nghiêm túc triển khai thực hiện, hoàn thành các nội dung theo Hợp đồng đã ký kết; Đề tài có tính ứng dụng và chuyên môn cao, phương pháp nghiên cứu chặt chẽ, logic, số liệu điều tra cụ thể, rõ ràng; Đề tài có ý nghĩa lý luận và có tính ứng dụng cao, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương. Hội đồng cũng đề nghị đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện đề tài nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên trong Hội đồng để bổ sung và chỉnh sửa báo cáo tổng kết đề tài. Sau khi bỏ phiếu đánh giá, Hội đồng đã nhất trí nghiệm thu các kết quả nghiên cứu của đề tài và đánh giá xếp loại Khá.

Viện Sinh học nông nghiệp