\r\n  

\r\n

\r\n Hội thảo “Sử dụng lợn Piétrain ReHal để nâng cao năng suất chăn nuôi” được tổ chức tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vào sáng ngày 01 tháng 12 năm 2012 trong khuôn khổ dự án “Nhân giống lợn chất lượng cao” – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

\r\n

\r\n Tham dự Hội thảo có đại diện Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, Trung tâm giống gia súc Hải Dương, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải phòng. Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, GS Losson, Khoa Thú y – Đại học Liege cũng tham gia hội thảo

\r\n

\r\n Về phía Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng KHCN, đại diện lãnh đạo khoa Chăn nuôi & NTTS, khoa Thú y và các cán bộ, nghiên cứu viên, sinh viên trong trường tới tham dự..

\r\n

\r\n Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của giống lợn Piétrain kháng stress – Piétrain ReHal (giống gốc) và nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc có được giống gốc và bảo tồn giống gốc để nâng cao năng suất chăn nuôi.

\r\n

\r\n Tại Hội thảo, 7 báo cáo khoa học của các cán bộ, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh đến từ Khoa Chăn nuôi & NTTS, Trung tâm NCLNPTNT và Khoa Công nghệ sinh học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã được trình bày. Các báo cáo đã khái quát tương đối rõ nét về giống Piétrain kháng stress như: năng suất sinh sản, sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch, … của giống Piétrain kháng tress thuần và việc sử dụng Pietrain kháng stress trong các công thức lai.

\r\n

\r\n Thảo luận tại Hội thảo, đa số ý kiến của đại biểu cho rằng giống lợn này cho năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của Việt Nam nên cần nhân rộng giống lợn này giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất chăn nuôi .

\r\n

\r\n Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp với mong muốn giống lợn Piétrain kháng tress nhân rộng hơn nữa đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

\r\n