Với mục tiêu gắn kết lý luận với thực tiễn, ứng dụng các giải pháp thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy việc nâng hạng sản phẩm OCOP. Ngày 13/11/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp thị trường khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy việc nâng hạng sản phẩm OCOP”. Tham dự hội thảo, về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam có PGS.TS Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện; TS. Vũ Ngọc Huyên – Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Đỗ Quang Giám – Bí thư chi bộ, trưởng Khoa kế toán và Quản trị Kinh doanh. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của ông Lê Văn Thắng – Chi cục trưởng chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng yên; Ông Vũ Tiến Giáp - Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham gia của trên 50 khách mời, 6 diễn giả là các cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ giảng viên và các học viên/sinh viên. Hội thảo được tổ chức/kết nối trên nền tảng Microsoft Teams.  

 

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự Hội thảo được kết nối trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Phạm Bảo Dương - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam gửi lời chào mừng nồng nhiệt tới các quý vị đại biểu đại diện cho các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học và các cơ quan có liên quan tham dự Hội thảo. Phó Giám đốc khẳng định sự đóng góp to lớn của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào sự thành công chung của ngành nông nghiệp, nông thôn thời gian qua. Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Đến nay, đã có 59 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, trong đó, 57 tỉnh đã có quyết định chính thức công nhận kết quả với 4.469/6.210 sản phẩm tham gia Chương trình được công nhận đạt 3 sao trở lên (đạt 72% và  vượt 1,86 lần so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020). Đồng thời, PGS.TS. Phạm Bảo Dương cũng cho biết, phát triển thị trường KH&CN được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy hơn nữa việc nâng hạng sản phẩm OCOP.

leftcenterrightdel
 PGS.TS. Phạm Bảo Dương - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo

 

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, cán bộ giảng viên… với nhiều bài đăng ký tham gia. Tất cả các bài đăng ký đều được gửi tới hai phản biện độc lập để đánh giá chất lượng cũng như phản hồi các góp ý để hoàn thiện bài. Sau giai đoạn phản biện độc lập, Ban biên tập đã lựa chọn được 17 bài để in trong kỷ yếu hội thảo. Để đảm bảo có nhiều thời gian cho thảo luận, Ban tổ chức đã lựa chọn 06 bài để trình bày trực tiếp tại hội thảo. Mỗi bài có thời lượng trình bày khoảng 15 phút, ngay sau đó, hội thảo dành 15 phút thảo luận trực tiếp. Các bài tham luận đều nhận được sự quan tâm trao đổi của các đại biểu tham dự.  

Tên bài trình bày

Tác giả/người trình bày

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở việt nam

TS. Nguyễn Anh Trụ & cs.

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Thị trường KH&CN tỉnh Hưng Yên

Đại diện Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên

Tổng quan và kết quả của chương trình mỗi xã một sản phẩm ở Việt Nam

PGS.TS. Bùi Thị Nga

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên

Đại diện Chi cục PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Một vài nhận định về những trở ngại đối với các dự án OCOP và nâng hạng OCOP

TS. Hoàng Sĩ Thính, ThS. Vũ Thị Hằng Nga

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Khung nghiên cứu giải pháp thị trường khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy việc nâng hạng sản phẩm OCOP

TS. Lê Thị Kim Oanh & cs.

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

leftcenterrightdel
 Trang bìa kỷ yếu hội thảo

 

Bế mạc buổi hội thảo, PGS.TS Đỗ Quang Giám - Bí thư chi bộ, trưởng Khoa kế toán và Quản trị Kinh doanh, trưởng nhóm NCM “Thể chế chính sách và kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm khẳng định  KH&CN có thể phát huy vai trò tham gia thực hiện chương trình OCOP một cách hiệu quả. Hội thảo đã cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ban hành những cơ chế, chính sách vĩ mô cũng như đưa ra các quyết sách đúng đắn; giúp các doanh nghiệp, chủ thể OCOP có những thông tin hữu ích, giúp lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả, tìm được hướng đi đúng đắn cũng như các giải pháp khả thi.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI HỘI THẢO

leftcenterrightdel
 TS. Bùi Thị Lâm trình bày bài nghiên cứu
leftcenterrightdel
Ông Lê Văn Thắng trao đổi ý kiến tại hội thảo 
leftcenterrightdel
 TS. Lê Thị Kim Oanh trình bày bài nghiên cứu
leftcenterrightdel
 Hội thảo trao đổi về ma trận nâng hạng sản phẩm OCOP