\r\n Ngày 14/11/201, Cục Chăn nuôi -Bộ NN&PTNT đã ban hành 2 Quyết định số 289/QĐ-CN-GSN và 290/QĐ-CN-GSN công nhận 2 Tiến bộ kỹ thuật mới thuộc ngành chăn nuôi của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

\r\n

\r\n 1- Lợn đực giống Piétrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam

\r\n

\r\n Tác giả: GS TS. Đặng Vũ Bình (chủ trì), ThS. Đỗ Đức Lực, BSTY. Hà Xuân Bộ, KS. Vũ Tiến Đức, PGS TS. Vũ Đình Tôn, PGS TS. Phạm Ngọc Thạch, TS Bùi Văn Định, TS. Nguyễn Văn Thắng, KS. Nguyễn Văn Duy, ThS. Nguyễn Chí Thành. ThS.Nguyễn Hoàng Thịnh.

\r\n

\r\n Lợn Piétrain cổ điển của Bỉ được đặc trưng bằng thân thịt có  tỷ lệ móc hàm cao (80,80 %) và tỷ lệ nạc đặc biệt cao (60,90 %), tuy nhiên do tồn tại của allene lặn T nằm ở locus halothan (Ollivier và CS, 1975) với tần suất cao đã làm tỷ lệ thịt PSE (Pale Soft Exsudative) cao và dễ bị stress. Khoa Thú y Trường Đại học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain kháng stress (Piétrain RéHal) bằng cách lai ngược Piétrain với Large White để chuyển gen T vào bộ gen halothan của Piétrain cổ điển. Leroy và CS (1999) đã khẳng định rằng Piétrain kháng stress thể hiện được tất cả các ưu điểm của Piétrain cổ điển, nhưng đặc tính nhạy cảm với stress đã giảm và pH sau khi giết thịt đã được cải thiện.

\r\n

\r\n  Nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn - Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội đã thành công trong việc nhập dòng lợn Piétrain kháng stress để nuôi giữ giống thuần, tăng nguồn gen lợn nạc chất lượng cao, tạo đực giống cuối cùng cho các tổ hợp lai lợn hướng nạc của nước ta.

\r\n

\r\n            

\r\n

\r\n 2- Hai tổ hợp lai 1/2, 1/4 gà Hồ x gà Lương Phượng

\r\n

\r\n Tác giả: PGS TS. Bùi Hữu Đoàn (chủ trì); KS. Hoàng Anh Tuấn, KS. Vũ Thị Thuý Hằng.

\r\n

\r\n          Tiến bộ KT này xuất sứ từ 2 đề tài cấp  Bộ:  Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một số giống gà địa  ph­ương quý hiếm ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (2004-2005) và Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng (2009-2010)

\r\n

\r\n Nhóm tác giả đã thành công trong việc tạo ra hai tổ hợp gà lông màu lai F1 (Hồ x Lương Phượng) và [Lương Phượng x F1 (Hồ x Lương Phượng)]. Gà thịt có ngoại hình cân đối, chắc khỏe, màu lông đa dạng, trong đó màu nâu sẫm là chủ yếu; mỏ, chân và da có màu vàng… Gà F1 (Hồ x Lương Phượng) có tỷ lệ mào nụ cao, cả hai tổ hợp lai đề cho con lai nhanh nhẹn, hoạt bát, thích nghi tốt với phương thức chăn thả. Nuôi đến 12 tuần tuổi đạt: tỷ lệ nuôi sống cao (từ 94 – 96%); khối lượng cơ thể trung bình 1797g và 2045g/con; FCR là 2,84 kg và 2,63 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ thân thịt là 71,74 và 72,50 %. Chỉ số sản xuất (PN) là 75,3 và 86,88. Cả hai loại thịt đều có hương vị đậm đà, thơm ngon, rất phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng nên được thị trường ưa chuộng, người chăn nuôi dễ tiêu thụ sản phẩm và có lãi. Kết quả nghiên cứu còn thúc đẩy khả năng tiêu thụ và nâng cao giá trị của gà Hồ, góp phần bảo tồn in-situ giống gà quý hiếm này của nước ta.

\r\n

\r\n Hiện nay, các sản phẩm của hai TBKT trên đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi trong thực tiễn sản xuất.