Ngày 15/12/2021, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh – Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ đã tổ chức seminar trực tuyến với chủ đề “Peer-assessment of oral presentations in an EFL context” do ThS. Nguyễn Thị Hường – Bộ môn Tiếng Anh cơ bản trình bày.

leftcenterrightdel
 

Trong bài trình bày, ThS. Nguyễn Thị Hường đã chia sẻ các cơ sở lý luận về việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá ngang hàng khi đánh giá khả năng thuyết trình tiếng Anh trong giờ học Nói của sinh viên chuyên ngữ. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Sydney, việc sử dụng đánh giá ngang hàng mang tới một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi

• Giúp học sinh trở nên tự chủ, có trách nhiệm và tham gia vào hoạt động trên lớp

• Khuyến khích người học biết cách nhận xét, đánh giá kết quả của bạn khác để cho điểm

• Giúp làm rõ các tiêu chí đánh giá cho người học

• Cung cấp cho sinh viên nhiều phản hồi hơn

• Giảm trọng số điểm được cho bởi giáo viên, trao quyền chấm điểm cho người học

Khó khăn

• Sinh viên có thể thiếu khả năng đánh giá lẫn nhau

• Sinh viên có thể không coi trọng việc đánh giá ngang hàng và chấm điểm một cách chủ quan

• Sinh viên có thể không thích việc đánh giá ngang hàng vì sợ bị phân biệt đối xử, bị hiểu lầm, v.v.

• Nếu không có sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên có thể hiểu sai về cách đánh giá ngang hàng.

Để đánh giá được năng lực và nhu cầu thực tế của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh,  Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đánh giá trên 38 sinh viên năm thứ ba ngành Ngôn ngữ Anh đang học môn Nói 4. Trong số 38 sinh viên có 30 sinh viên nữ và 8 sinh viên nam trong độ tuổi khoảng 20. Môn học này chiếm 2 tín chỉ và sinh viên tham gia học trên lớp 3 tiết/tuần (tương đương 2 giờ 30 phút/tuần). Tổng cộng có 10 tuần học trong học kỳ. Đối với môn học này, sinh viên sẽ được yêu cầu thuyết trình về các chủ điểm đã học để lấy điểm quá trình.

Kết quả khảo sát cho thấy đại đa số sinh viên đều có thái độ tích cực đối với hình thức đánh giá ngang hàng khi đánh giá kĩ năng thuyết trình của môn học Nói. Trong khi đó một số ít sinh viên lại tỏ ra không thích hoặc không hài lòng với hình thức đánh giá này. Qua đánh giá, kết quả cho thấy lợi ích của hình thức đánh giá này đối với việc khuyến khích, tạo động lực cho người học. Sinh viên đều có phản hồi tích cực với hình thức đánh giá ngang hàng với bảng tiêu chí đánh giá cụ thể, chi tiết để các em có thể nắm rõ được cách thức đánh giá kĩ năng Nói và kĩ năng thuyết trình khi đánh giá các bạn đồng trang lứa và tự đánh giá kĩ năng thuyết trình tiếng Anh của bản thân. Điều quan trọng nhất là kết quả khảo sát chỉ ra rằng quá trình đánh giá ngang hàng thực sự đã hỗ trợ và thúc đẩy việc học tập của sinh viên để nâng cao kĩ năng thuyết trình một cách hiệu quả.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học Ứng dụng tiếng Anh