\r\n BBT. Nhân dịp Tết cổ truyền Pi May Lào và Năm Hữu nghị Việt-Lào 2012, Ban biên tập website xin giới thiệu với quý độc giả sơ lược về nguồn gốc và phong tục Tết Lào.

\r\n

\r\n Tết cổ truyền của Lào là Tết Phật lịch vì ở Lào đạo Phật đã trở thành quốc đạo. Theo Phật lịch, có nguồn gốc từ Ấn Độ xưa, cuối tháng 5- đầu tháng 6 hàng năm sẽ chuyển sang năm mới, như năm nay chuyển từ năm 2554 sang năm 2555. Tết Lào (tiếng Lào: ປີໃຫມ່ລາວ; phiên âm: Pi May Lào) diễn ra từ cuối tháng 5 - đầu tháng 6 theo Phật lịch hay 13-15/4 theo dương lịch hàng năm. Trong dịp Tết người ta té nước để cầu may, cầu bình yên cho cả năm. Tết diễn ra vào thời điểm nóng nhất trong năm, thời điểm này ban ngày dài hơn ban đêm, ngày dài nhất có thể đến 14 tiếng 24 phút. Chính vì thế Lễ hội Pi May Lào mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống cho con người.

\r\n

\r\n Các phong tục chơi Tết

\r\n

\r\n Ngày cuối cùng của năm cũ (ngày 12 và 13 tháng 4), người ta quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Nước được ướp hương hoa hoặc hương liệu thiên nhiên.

\r\n

\r\n Ngày 14 tháng 4, cũng như mọi ngày trong Tết, vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tưới Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước. Người ta còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa.

\r\n

\r\n Vào ngày tiếp theo trong ngày Tết, để tỏ lòng tôn kính với những người có tuổi, những người trẻ tuổi té nước cho những người lớn tuổi để chúc sức khỏe và an khang thịnh vượng. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc trong năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là sẽ hạnh phúc nhiều.

\r\n

\r\n Tục lệ té nước trong ngày tết của Lào cũng có phần do thời tiết nóng bức (tháng 4 là thời điểm nóng nhất ở Lào). Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Ngoài ra người ta còn xây tháp cát trong khu chùa hoặc có thể làm ngay tại bãi cát ven sông và trang trí tháp cát đó bằng cờ nhà Phật. Ngoài ra người dân còn phóng sinh các động vật như rùa, cá, cua, chim… để cho những cái xấu xa đi theo động vật đó. Trong những ngày Tết, sư trụ trì hướng dẫn các nhà sư, ni cô và dân làng đi hái hoa tươi đem về chùa cúng Phật.

\r\n

\r\n Trong những ngày Tết đó, khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ trắng hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Thường là người trẻ tuổi sang kính lễ người già thì sẽ được buộc nhiều nhất.

\r\n

\r\n Các phong tục khác

\r\n

\r\n Vào những ngày này mọi người thường biếu vải, biếu khăn cho người già. Ở các địa phương đều có đám rước, nhưng nổi tiếng nhất là đám rước Nangsangkhane ở cố đô Luang Prabang. Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Vào buổi tối, mọi người tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống. Nếu làng nào đặt tượng Phật trong hang núi thì lễ tưới Phật gọi là Song Namphaphou. Các nhà sư và dân làng ăn trưa ngay tại núi sau khi làm lễ.

\r\n

\r\n Hoa

\r\n

\r\n Hoa sử dụng trong những ngày này được xem là điềm may mắn. Có hai lọai hoa: hoa muồng (bò cạp vànghoa hoàng hậu) được người dân cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.

\r\n