Giới thiệu chung
Nông thôn Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và cung ứng nông sản cho xã hội, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong quá trình phát triển, khu vực này đã có nhiều đổi mới tích cực nhưng cũng đối mặt với những vấn đề nổi cộm cần được giải quyết kịp thời để tránh phát sinh các khó khăn, thách thức. Để phát triển nông thôn bền vững, cần có những cá nhân nhiệt huyết, am hiểu sâu sắc và có năng lực làm việc với cộng đồng, họ sẽ cùng người dân giải quyết các vấn đề nảy sinh, hướng đến sự phát triển hài hòa và lâu dài.
Theo Tổng cục Thống kê (2025), khu vực nông thôn hiện có gần 60% dân số và 57% lao động, đóng góp khoảng 20% thu nhập quốc nội. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông thôn vẫn đối diện với nhiều hạn chế như: hạ tầng thiếu đồng bộ, quy hoạch chưa hợp lý, môi trường xuống cấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thu nhập chưa cao và khoảng cách nông thôn - thành thị ngày càng lớn. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn đặt ra thách thức lớn đối với quá trình phát triển bền vững.
    |
 |
Gặp mặt học viên cao học K29 đợt 2, Khoa Kinh tế và Quản lý |
Một trong những nguyên nhân cốt lõi của những hạn chế trên là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ phục vụ cho phát triển nông thôn. Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, chỉ có khoảng 31% cán bộ cấp thôn, bản, xã có trình độ từ sơ cấp đến trung cấp, trong khi tỷ lệ có trình độ đại học chỉ đạt 0,3%. Năng lực quản lý xã hội của bộ máy chính quyền, nhất là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, khiến việc triển khai các chính sách và giải pháp phát triển nông thôn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý, sẽ là yếu tố then chốt giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của nông thôn Việt Nam.
Các điểm nổi bật của chương trình thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn
Chương trình thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn sẽ đào tạo học viên có trình độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết về: (i) Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đạt trình độ thạc sĩ về phát triển nông thôn; (ii) Có sức khoẻ tốt và có đạo đức nghề nghiệp; (iii) Có khả năng làm việc nhóm và tổ chức công việc tốt, làm việc với cộng đồng, hợp tác và quản lý nguồn lực nông thôn; (iv) Có thể đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp.
    |
 |
Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ Khoa Kinh tế và Quản lý |
Đào tạo thạc sĩ Phát triển nông thôn nhằm nâng cao nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Chương trình đào tạo cung cấp cho người học những tiếp cận đa ngành, các kiến thức, kỹ năng và công cụ trong quản lý phát triển nông thôn. Học viên sẽ nắm vững những kiến thức chuyên sâu về khoa học phát triển nông thôn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội, am hiểu về các chương trình, chính sách, kế hoạch liên quan tới phát triển nông thôn, có năng lực quản lý và làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức, làm việc với cộng đồng, có khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề chuyên sâu của một số lĩnh vực:
(1) Nghiên cứu đánh giá nông thôn, kinh tế nông thôn;
(2) Phân tích, đánh giá, đề xuất các chính sách phát triển nông thôn;
(3) Lập kế hoạch và quản lý dự án phát triển nông thôn;
(4) Tổ chức quản lý các chương trình, dự án phát triển nông thôn;
(5) Tư vấn, đánh giá các chương trình, đề án phát triển nông thôn;
(6) Tư vấn hình thành chiến lược, kế hoạch trong phát triển nông thôn;
(7) Quản lý có hiệu quả các nguồn lực trong nông thôn;
(8) Phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội trong nông thôn.
Năm 2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 30 chỉ tiêu trình độ thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn. Thí sinh yêu thích ngành Phát triển nông thôn và mong muốn phát triển bản thân trong lĩnh vực này, hãy nhanh tay nộp hồ sơ về Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
🔹 Chi tiết xin liên hệ:
🔗 Website: vnua.edu.vn
📌 Ban Quản lý Đào tạo
· ThS. Vũ Thị Khánh Toàn - Chuyên viên
📞 ĐT/Zalo: 0977-311-338 / 024-6261-7519
📧 Email: banqldt@vnua.edu.vn
📌 Khoa Kinh tế và Quản lý
· ThS. Nguyễn Thọ Quang Anh - Trợ lý Sau đại học
📞 ĐT/Zalo: 0936-510-406
📧 Email: ktql@vnua.edu.vn
Khoa Kinh tế và Quản lý, TTQHCC&HTSV