Với chiến lược, sứ mệnh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trở thành một Đại học đa ngành, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước, tiên tiến trong khu vực. Nhiều năm qua, Học viện luôn không ngừng mở rộng, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đặc biệt là xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến theo hướng liên kết với các cơ sở giáo dục hàng đầu quốc tế.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam với Hà Lan nhằm xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao hướng tới mục đích gắn học tập lý luận, lý thuyết với thực hành thực tế, gắn đào tạo với yêu cầu của nghề nghiệp, chương trình Phát triển nông thôn theo định hướng nghề nghiệp (POHE) chính thức được nhà trường đưa vào chương trình đào tạo chính quy từ năm học 2014 - 2015.
Giờ thực hành vui vẻ, bổ ích
1. Về chương trình đào tạo
- Là chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến được xây dựng với sự hỗ trợ, tư vấn của Dự án POHE – Hà Lan.
- Chương trình đào tạo được thiết kế hài hòa giữa lý thuyết với thực hành, chú trọng thực hành kỹ năng, thực tập, rèn nghề, đi tìm hiểu, quan sát thực tế;
- Nội dung đào tạo gắn với mục tiêu định hướng thực hành nghề nghiệp.
2. Mục tiêu đào tạo
Sinh viên theo học chuyên ngành Phát triển nông thôn định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường sẽ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sau:
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết pháp luận, có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hiểu biết các vấn đề trong lĩnh vực phát triển nông thôn, có đạo đức nghề nghiệp và hành vi văn hóa ứng xử hợp lý;
- Giao tiếp với cộng đồng nông thôn, các nhà quản lí và có khả năng giao tiếp và viết tiếng Anh;
- Có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề về kinh tế xã hội trong phát triển nông thôn;
- Có khả năng quản lí chương trình kế hoạch dự án phát triển nông thôn;
- Có khả năng áp dụng lý thuyết về quản lí phát triển nông thôn và kiến thức chuyên ngành vào thực tế quản lí vùng;
- Có khả năng thực hiện các công việc tư vấn trong tổ chức sản xuất và dịch vụ phát triển nông nghiệp và sản xuất kinh doanh để thay đổi nhận thức và hành vi của người dân;
- Có khả năng thực hiện và giải quyết các hoạt động xã hội.
Phương thức thuyết trình khoa học có tính tư duy cao
3. Môi trường học tập và cơ hội phát triển
- Sinh viên được học tập trong môi trường Sư phạm và khoa học chuyên nghiệp của Khoa Kinh tế và PTNT với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đa số được đào tạo ở nước ngoài, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế phong phú về các lĩnh vực Kinh tế, Kinh tế Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Phát triển cộng đồng, Quản lý, Quản lý Kinh tế, Quản lý dự án, Chiến lược và kế hoạch phát triển… Ngoài ra đội ngũ giảng viên Khoa Kinh tế và PTNT còn có khả năng ngoại ngữ tốt, có nhiều mối liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, các địa phương – là cơ sở để giới thiệu sinh viên thực hành, thực tập, đi thực tế…
- Cơ sở vật chất của Khoa, Học viện không ngừng được nâng cấp, trang bị mới. Riêng Khoa Kinh tế và PTNT có hệ thống phòng máy tính được kết nối mạng băng thông rộng, có hệ thống thư viện với trên 30000 đầu sách, báo,t ạp chí, luận văn, luận án, khóa luận…, đáp ứng như cầu học tập của sinh viên.
- Chuyên ngành PTNT và chuyên Ngành PTNT theo định hướng nghề nghiệp của Khoa Kinh tế và PTNT là chuyên ngành duy nhất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có truyền thống gắn kết sinh viên giữa các thế hệ và cũng là chuyên ngành duy nhất của Học viện có ngày kỷ niệm thành lập chuyên ngành với tôn chỉ chung của chuyên ngành là “Phát huy truyền thống – nâng tầm giá trị”. Theo đó, sinh viên theo học ngành PTNT và PTNT theo định hướng nghề nghiệp sẽ được học tập và sinh sống trong một “đại gia đình” PTNT có sự giao thoa, liên hệ và giúp đỡ lẫn nhau của các thế hệ cựu sinh viên đã theo học, các thế hệ sinh viên anh chị khóa trước đang theo học trên các phương diện học tập, nghiên cứu khoa học, giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày và tư vấn, cung cấp thông tin nghề nghiệp sau khi ra trường.
- LCĐ – LCH Khoa Kinh tế và PTNT cũng là một trong những tổ chức Đoàn – Hội cơ sở mạnh của Học viện, hàng năm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa sôi động và ý nghĩa. Ngoài ra đội sinh viên tình nguyện tại chỗ của Khoa cũng là mái nhà chung của nhiều thế hệ sinh viên trong khoa. Vì vậy, sinh viên của khoa nói chung và sinh viên chuyên ngành PTNT theo định hướng nghề nghiệp nói riêng có cơ hội để được thể hiện nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ cũng như học hỏi những kiến thức xã hội, kinh nghiệm, kỹ năng sống thông qua việc tổ chức và tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Ngoài ra, sinh viên theo học ngành PTNT theo định hướng thị trường còn có cơ hội tham gia thực hành, thực tập, rèn nghề thực tế tại các doanh nghiệp, các Nông – Lâm trường, trang trại; đi thực tế tại địa phương và thực tập sinh ngắn hạn tại nước ngoài (Israel, Nhật Bản, Thái Lan…)
4. Cơ hội việc làm
Sau khi ra trường sinh viên sẽ có cơ hội và sự cạnh tranh tốt hơn khi làm việc tại:
- Cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong vai trò là một cán bộ/chuyên gia về phát triển, phát triển nông thôn.
- Các doanh nghiệp nước ngoài,
- Tổ chức phi chính phủ (NGO)