Thủy sản là ngành đóng góp nhiều cho việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản mang ngoại tệ về cho Việt Nam. Nhưng nguồn nhân lực trong ngành đang khan hiếm trầm trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện các doanh nghiệp luôn săn tìm nguồn nhân lực này từ các Viện, Trường có đào tạo ngành Nuôi trồng Thủy sản và Bệnh học Thủy sản nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 40-60% nhu cầu, còn lại chưa có đủ nguồn cho tuyển dụng.
Hiện tại Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang đào tạo 2 ngành Nuôi trồng Thủy sản và Bệnh học Thủy sản ở bậc đại học và Ngành Nuôi trồng thủy sản ở bậc cao học với số lượng hàng năm giao động từ 60-100 sinh viên đại học và 20-30 học viên cao học, tiến tới năm 2021 Khoa Thủy sản – HVN tiếp tục mở đào tạo bậc tiến sĩ (nghiên cứu sinh) Tuyển sinh đầu vào bằng các hình thức xét tuyển Học bạ, điểm thi THPT quốc gia sau khi học hết các chương trình đào tạo kỹ sư thủy sản được chia làm 4 đợt xét tốt nghiệp/năm vào các tháng 3, 7, 9 và 12 vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp không tuyển được kỹ sư thủy sản còn xin tuyển cả sinh viên làm thực tập tốt nghiệp để hỗ trợ đào tạo với mức hỗ trợ lên đến 5.000.000 VNĐ/tháng khi thực hiện đề tài tốt nghiệp còn khi tốt nghiệp chi trả lương tối thiểu giao động 15.000.000đ -20.000.000đ/tháng, cá biệt có nhiều công ty còn trả mức lương cao hơn với mức lương này cao gấp 2-3 lần thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước chính vậy các Viện, Trường, Sở ban ngành rất khó tuyển dụng kỹ sư Thủy sản. Rất nhiều phòng kinh tế, phòng NN&PTNT khu vực phía Bắc xin người nhiều năm qua nhưng không tuyển dụng được nhân sự. Vấn đề này là một điểm báo động trong tương lai về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Thủy sản. Khi kinh tế đất nước phát triển không những thu hút nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh mà nguồn nhân lực phục vụ dịch vụ thu hút rất nhiều, tính đơn cử chỉ tính riêng 1 khu thăm quan, vui chơi giải trí của Thủy cung (Vinpernland đã thu hút trên dưới 10 kỹ sư thủy sản làm theo ca, kíp) nên nguồn nhân lực này ngày càng khan hiếm do đó ở bậc đào tạo Cao học Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn thu hút các Kỹ sư chăn nuôi, Kỹ sư Nông học, Bác sỹ Thú y, Cử nhân Sinh học, Công nghệ sinh học và các ngành khác có nhu cầu thì học chuyển đổi theo chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu thiếu hụt của thị trường lao động chất lượng cao ngành Thủy sản, hàng năm Khoa Thủy sản Học viện Nông nghiệp liên tục mở 2 đợt đào tạo Cao học và nghiên cứu sinh ngành Nuôi trồng Thủy sản thi tuyển vào tháng 3 và tháng 8, tốt nghiệp vào tháng 5 và tháng 10
Khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp rất năng động, luôn gắn đào tạo lý thuyết kết hợp thực tiến công nghệ cao, luôn gắn kết với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội. Khoa Thủy sản có đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy là phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo ở các nước có nền khoa học Thủy sản phát triển như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Anh, Bỉ, Đức... Khoa được trang bị các phòng thí nghiệm hiện đại, nhà sinh sản nhân tạo, ương nuôi, các ao phục vụ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Nhờ đó, sinh viên ngành Thủy sản học tại Khoa Thủy sản - Học viện có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức sản xuất thực tế, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và hình thức nuôi trồng thủy sản mới trong và ngoài nước. Không chỉ vậy Sinh viên, Học viên ngành Thủy sản Khoa Thủy sản sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, có cơ hội vừa học vừa đi thực tế ở các trang trại, doanh nghiệp, tham gia CLB chuyên ngành thủy sản, các dự án khởi nghiệp thủy sản… Sinh viên còn được trau dồi kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động rèn nghề, thưc tập giáo trình và thực tập nghề nghiệp, tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học và nhóm phát triển kỹ năng mềm.
|
Với nhiều cơ hội rộng mở trong và ngoài nước, sinh viên, học viên ngành Thủy sản sau khi ra trường có thể công tác tại các vị trí ở cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu viên, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường, hay các nhà tư vấn khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, sau tốt nghiệp sinh viên, học viên còn có kinh nghiệm tự mình đứng ra làm chủ trang trại, thành lập các doanh nghiệp hoặc mở các cửa hàng về thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản để vừa tư vấn phòng trị bệnh và vừa kinh doanh để phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều cựu sinh viên, học viên của Khoa Thủy sản đang đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một trong những cơ hội mở ra cho sinh viên, học viên học ngành Thủy sản là có cơ hội được đi trao đổi, học tập tại nước ngoài như Irasel, Nhật bản, Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên, học viên sau tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ và các khóa học chuyên sâu trong và ngoài nước liên quan đến thủy sản, chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học.
PGS – Kim Văn Vạn – Trưởng Khoa Thủy sản