leftcenterrightdel
 

Khoa giảng dạy và phụ trách: Khoa Công nghệ sinh học

Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Công nghệ sinh học dạy và học bằng tiếng Anh được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình và sự hỗ trợ của các chuyên gia Trường Đại học Cornel, Emporia State, UC David (Hoa Kỳ), Đại học Tsukuba, Kyushu (Nhật Bản), Đại học Chungnam (Hàn Quốc)… Điểm khác biệt của chương trình Công nghệ sinh học dạy và học bằng tiếng Anh so với chương trình thông thường là sinh viên sử dụng tiếng Anh trong học tập nên dễ dàng nghiên cứu tài liệu tham khảo, những thành tựu mới về công nghệ sinh học của thế giới.

Sinh viên theo học sẽ được trang bị kiến thức về sinh học, sinh học phân tử, công nghệ vi sinh, các kỹ thuật phòng thí nghiệm trong phân tích, chẩn đoán, nghiên cứu và phát triển các chế phẩm sinh học ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi, thú y, xử lý môi trường, xét nghiệm chẩn đoán, y sinh học…

Trong quá trình học tập, sinh viên được thực hành tại phòng thí nghiệm, tham gia các đợt học tập ngoài thực địa, tại doanh nghiệp; được tham gia cùng thực hiện các đề tài, dự án cùng với giảng viên và doanh nghiệp. 

leftcenterrightdel
 Sinh viên tham gia khóa trao đổi ngắn hạn tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản

Do đặc điểm chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu  và được tham gia tất cả các sự kiện quốc tế diễn ra tại Khoa, Học viện; tham gia học tập cùng với các đoàn sinh viên quốc tế cùng nhiều hoạt động học thuật khác, giúp sinh viên nâng cao kiến thức, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng thực hành chuyên môn.

Điểm khác biệt của chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh

Điểm khác biệt của chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh so với chương trình đào tạo tiêu chuẩn là sinh viên được giảng dạy bằng tiếng Anh, ngay từ năm đầu tiên đối với các môn cơ sở ngành. Các môn chuyên ngành sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi các giảng viên trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm và đầy tâm huyết. Ngoài ra, trong suốt quá trình học tập tại Học viện, sinh viên được tham gia tất cả các hội thảo, hội nghị, tham luận, trao đổi khoa học với các giáo sư, nghiên cứu viên, chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Chương trình dạy và học bằng tiếng Anh còn tổ chức học phần nghề nghiệp và học kỳ thực tập tốt nghiệp cho sinh viên tại nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa Khoa với các đối tác tại Hoa Kỳ, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc …

leftcenterrightdel
 Thư viện Lương Định Của có trên 30.000 đầu sách, 15 cơ sở dữ liệu trực tuyến sách, tạp chí điện tử

Chương trình Công nghệ sinh học dạy và học bằng tiếng Anh được tổ chức và quản lý đào tạo với sĩ số lớp học phù hợp mô hình học tập chủ động, tích cực (khoảng 30 sinh viên), cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại; môi trường học tập năng động; việc đào tạo sinh viên chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh được đảm nhiệm và giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước có trình độ cao, chuyên nghiệp và nhiệt tình...; sinh viên có các chương trình hỗ trợ trong suốt quá trình học tập như đội ngũ trợ giảng, tư vấn học đường,… Vì vậy, chương trình này của Học viện đảm bảo tính hiệu quả cao và đầu ra đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp

leftcenterrightdel
 Đặng Hoàng Trang, nữ “chiến binh” xuất sắc của Học viện Nông nghiệp Việt - Cựu sinh viên K58CNSHE

Nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện nay còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, do đó cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học dạy và học bằng tiếng Anh là rất lớn. Kỹ sư Công nghệ sinh học chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh có thể công tác tại các vị trí: Y sinh (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vaccine, chẩn đoán bệnh bằng công nghệ di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm, liệu pháp gen, công nghệ tế bào gốc…); Môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); Nông nghiệp (lai tạo, chuyển gen để sản xuất giống cây trồng mới, tạo các chế phẩm vi sinh làm thuốc thú y, thủy sản và phân bón); Tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); Công nghệ thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, công nghệ lên men sản xuất thực phẩm, các hệ thống quản lí chất lượng thực phẩm), …