Mỗi con người, mỗi gia đình chúng ta ai cũng hi vọng khi lớn lên, trải qua quá trình học tập bản thân hay con cái mình sẽ có được một công việc đúng chuyên môn, có thu nhập tốt và đảm bảo.
Chính vì lẽ đó nên việc lựa chọn ngành học, trường đại học là một vấn đề rất được các bạn học sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Hai vấn đề chính mà cả thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất đó là chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm. Trong những năm gần đây, các thí sinh có xu hướng đăng ký vào học các ngành được cho là “hot” và các ngành học thuộc khối ngành Nông Lâm Ngư lại có vẻ “ế ẩm” hơn. Tuy nhiên, những nghề “bị chê” như nông nghiệp lại có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, gần như 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm và luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Trong khi sinh viên các ngành khác ra trường không tìm nổi việc làm thì sinh viên khối ngành nông nghiệp lại rất “đắt hàng”.
Sinh viên thực hành chuẩn đoán bệnh cây bằng máy móc
Tại sao lại có nghịch lý “sinh viên khối ngành nông nghiệp đầu vào ế ẩm đầu ra cháy hàng” như vậy? Trong suy nghĩ của nhiều người, nông nghiệp gắn liền với hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, học nông nghiệp là sẽ trở thành nông dân, chân lấm tay bùn, lội ruộng,… Ở một đất nước có tới 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam thì việc cha mẹ mong muốn con cái trưởng thành, có công việc làm ổn định và thoát khỏi ruộng đồng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cách hiểu của mọi người về công việc làm sau khi ra trường cho sinh viên khối ngành nông nghiệp là một cách hiểu sai lầm, những kỹ sư sau khi ra trường có cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú.
Họ có thể làm việc tại: các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến nông nghiệp – môi trường từ trung ương đến địa phương, các công ty thức ăn gia súc, thuốc thú y, công ty thực phẩm, công ty giống cây trồng vật nuôi, các tập đoàn – công ty trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp,… và cũng có thể tự tạo lập công việc trong sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp trở thành những ông chủ, doanh nhân, giám đốc công ty, doanh nghiệp.
Học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Đại học Nông nghiệp 1)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia, là trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp ở Việt Nam. Mục tiêu của Học viện là phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành với chất lượng hàng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Học viện có quy mô đào tạo trên 30.000 học viên, sinh viên, bao gồm 17 ngành đào tạo bậc tiến sĩ; 21 ngành bậc thạc sĩ, 28 ngành bậc đại học, 6 ngành bậc cao đẳng. Mỗi năm học viện cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hơn 5.000 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Học viện có 8 giảng đường, 9 kí túc xá phục vụ học tập và sinh hoạt cho gần 30.000 sinh viên
Có thể nói, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở đào tạo đại học hàng đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đang từng bước hội nhập và nâng cao vị thế trong khu vực. Học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên có môi trường học tập thuận lợi; đặc biệt có nhiều cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng trao đổi sinh viên, du học ngắn hạn, thực tập sinh tại các nước phát triển, có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn giỏi về kỹ năng mềm, giỏi ngoại ngữ, tin học để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, thực tế. Sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất dễ dàng tìm được việc làm sau tốt nghiệp. Theo thống kê có trên 90% có việc làm trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp. Rất nhiều sinh viên được tuyển dụng ngay trong ngày bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên được các công ty đến trực tiếp tuyển dụng tại Ngày hội việc làm hàng năm
Lý giải về điều đặc biệt này, PGS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (đại biểu Quốc hội khóa XIV) cho biết: Với 60 năm phát triển và là một trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đại học đầu ngành khối các trường nông nghiệp của Việt Nam. Với phương châm lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo, luôn luôn đưa mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo lên hàng đầu, Học viện là địa chỉ tin cậy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Học viện rất chú trọng mời các doanh nhân, giám đốc doanh nghiệp, những cựu sinh viên hiện đang làm công tác quản lý ở các Cục, Vụ trong lĩnh vực nông nghiệp gio lưu khởi nghiệp với sinh viên. Đây là đội ngũ chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp các sinh viên trang bị nhiều kiến thức thực tế nhất. “Trước đây, việc liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng cũng đã được các khoa làm nhưng chủ yếu theo quy mô khoa. Nhưng hiện tại việc mời các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo, đánh giá, tuyển dụng sinh viên là chủ trương chung của Đảng ủy và Ban giám đốc Học viện”, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn ký thỏa thuận với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tiếp nhận sinh viên thực hành, thực tập và tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp. Việc lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp là bước khởi đầu quan trọng trên con đường sự nghiệp của tất cả chúng ta. Chọn ngành nghề đúng đắn giúp bạn tìm được việc làm có thu nhập cao, nhanh chóng thành công.
Mọi thông tin tuyển sinh năm 2017 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tìm hiểu tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.6261.7578 – 024.6261.7520
Website: tuyensinh.vnua.edu.vn và www.vnua.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep