Ngày 07/10/2022, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) bế mạc phiên đánh giá ngoài lần thứ 297 theo tiêu chuẩn AUN-QA bằng hình thức trực tuyến cho 4 chương trình đào tạo bậc đại học bao gồm: Kế toán, Kinh tế nông nghiệp, Thú y, Công nghệ Rau hoa quả và Cảnh quan.

 

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự phiên bế mạc bằng hình thức trực tuyến
leftcenterrightdel
 Toàn cảnh phiên bế mạc tại Hội trường C, Nhà Hành chính

Tại chương trình, các chuyên gia đã đánh giá những điểm mạnh, điểm cần khắc phục và khuyến nghị về 4 chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá chung của AUN. Nhìn chung, cả 4 chương trình đều được đánh giá cao như chương trình đào tạo thiết kế hợp lý, có tính cập nhật kịp thời và bắt nhịp nhanh chóng với xu thế mới của từng ngành hiện nay; đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, năng động và nhiệt tình; các phương pháp giảng dạy tích cực, đa dạng, lấy sinh viên làm trung tâm; các hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên đa dạng và phù hợp với chuẩn đầu ra.

Đoàn cũng đánh giá cao hoạt động của Học viện trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các cuộc thi dành cho sinh viên; hoạt động lấy ý kiến các bên liên quan được triển khai định kì và hiệu quả; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện ích. Chuyên gia cũng khuyến nghị các đơn vị phụ trách các chương trình này thường xuyên trao đổi với các cơ sở giáo dục khác ở trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng, đồng thời thường xuyên xem xét, điều chỉnh chương trình phù hợp với nhu cầu của sinh viên, của xã hội và xu hướng học tập trực tuyến.

 

leftcenterrightdel
 GS.TS. Phạm Văn Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại lễ bế mạc

Phát biểu tại lễ bế mạc, GS.TS. Phạm Văn Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện đã ghi nhận tinh thần làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, chuyên nghiệp của các chuyên gia đánh giá ngoài của AUN. Những nhận định, đánh giá về điểm mạnh và nội dung cần cải tiến của các chương trình là cơ sở để Học viện triển khai các hoạt động cải thiện chất lượng chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

GS.TS. Phạm Văn Cường khẳng định, hoạt động đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA là cột mốc quan trọng trong hành trình khẳng định chất lượng đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để Học viện nhìn nhận, rà soát những điểm mạnh, điểm cần khắc phục trong các phương pháp, hoạt động dạy và học, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng trong tương lai.

 

leftcenterrightdel
 GS.TS. Phạm Văn Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện và Trưởng 04 khoa có chương trình đào tạo tham gia đánh giá tặng lẵng hoa cảm ơn đoàn chuyên gia đánh giá AUN-QA. Đại diện đoàn đánh giá, TS. Lê Thị Giao Chi - Chuyên gia xác minh địa phương nhận hoa của Học viện
leftcenterrightdel
Quý vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Triển khai đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA là một trong những giải pháp được Học viện Nông nghiệp Việt Nam áp dụng nhằm nâng cao và khẳng định chất lượng hội nhập khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Học viện đã có 06 chương trình đào tạo được công nhận đánh giá theo tiêu chuẩn này./.

AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) làtổ chức đánh giá ngoài uy tín được điều hành bởi mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network) nhằm đánh giá toàn diện chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục trên toàn khu vực. Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA gồm 11 tiêu chuẩn bao gồm các nội dung: kết quả học tập mong đợi; mô tả chương trình; cấu trúc và nội dung chương trình; phương thức dạy và học; đánh giá sinh viên; chất lượng giảng viên; chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ; chất lượng sinh viên và các hoạt động hỗ trợ sinh viên; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; nâng cao chất lượng; đầu ra.

 

Các chương trình đào tạo được kiểm định nằm trong khuôn khổ của Dự án thành phần: Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (SAHEP-VNUA) thuộc Dự án: Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP), Dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới.

Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và khu vực, đồng thời phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể

• Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành;

• Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và khu vực;

• Mục tiêu 3: Tăng cường quản trị đại học, thực hiện hiệu quả tự chủ đại học;

• Mục tiêu 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo và quản trị đại học.

Trung tâm QHCC&HTSV