Ngành khoa học cây trồng đào tạo kỹ sư nghiên cứu về giống, các yếu tố làm gia tăng sự phát triển của cây trồng (di truyền, ánh sáng, nước, nhiệt độ, dưỡng chất, phân bón), những ảnh hưởng ngăn cản sự phát triển của cây trồng (cỏ dại, bệnh và côn trùng…). Bên cạnh đó, người học có cơ hội học tập, nghiên cứu về phương pháp chọn tạo, nhân giống cây trồng, kỹ thuật canh tác các loại cây lương thực, cây ăn trái, cây công nghiệp…

Sinh viên thực hành nghiên cứu lúa

Sinh viên thực hành nghiên cứu lúa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, phần lớn sinh viên chọn ngành khoa học cây trồng vì các lý do sau đây:

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng có việc làm cao (92%)

Hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành khoa học cây trồng ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, đất canh tác bị thu hẹp dần và dịch bệnh ngày càng phức tạp. Hơn nữa, thế giới đang từng bước tiến tới một nền nông nghiệp an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, để đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới cần nhiều lực lượng lao động có trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo thống kê của Khoa Nông học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng có việc làm sau 12 tháng là 92%.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng có việc làm sau 12 tháng là 92%

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng có việc làm sau 12 tháng là 92%

Kỹ sư khoa học cây trồng có thể làm nhiều công việc khác nhau

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng có thể làm việc trong các cơ quan quản lý về nông nghiệp (phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống nông nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học và công nghệ…); viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng; doanh nghiệp, hợp tác xã (công ty giống cây trồng, công ty phân bón, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp…); các trường đại học và cao đẳng với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Trần Mạnh Hải, cựu sinh viên VNUA (Khóa 44), Tham tán Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Trần Mạnh Hải, cựu sinh viên VNUA (Khóa 44), Tham tán Bộ Khoa học và Công nghệ

Bà Lê Thị Thu Hằng – Cựu sinh viên VNUA (Khóa 50), chủ cơ sở sản xuất hoa hồng (diện tích 6ha và trên 600 giống)

Bà Lê Thị Thu Hằng – Cựu sinh viên VNUA (Khóa 50), chủ cơ sở sản xuất hoa hồng (diện tích 6ha và trên 600 giống)

Học viện có truyền thống đào tạo ngành khoa học cây trồng

Ngành khoa học cây trồng được đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 1956. Trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng chục vạn kỹ sư khoa học cây trồng. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.

 

Ông Nguyễn Xuân Cường – Cựu sinh viên VNUA, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ông Nguyễn Xuân Cường – Cựu sinh viên VNUA, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Kỹ sư khoa học cây trồng luôn được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao về kiến thức và kỹ năng. Ông Vũ Minh Thái – Giám đốc Maketting, Công ty Cổ phần Nicotex khẳng định: “Công ty chúng tôi rất hài lòng về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ làm việc của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các em thực sự là những cán bộ cần cù, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm cao với công việc”.

Cơ sở vật chất phục vụ học tập tiên tiến, hiện đại

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học cây trồng, Học viện không ngừng xây dựng cơ sở vật chất (giảng đường, phòng thí nghiệm…), hệ thống thư viện điện tử phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Một phòng thí nghiệm VNUA

Một phòng thí nghiệm VNUA

Đội ngũ giảng viên giảng dạy có trình độ cao, tâm huyết với nghề

Theo số liệu thống kê của Nông học, số lượng giảng viên tham gia giảng dạy ngành khoa học cây trồng gần 60 người (72,6% là tiến sỹ), trong đó trên 86% giảng viên được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (bên trái) được đào tạo tiến sỹ ở Nhật Bản

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (bên trái) được đào tạo tiến sỹ ở Nhật Bản

Nhiều cơ hội học bổng/học tập nâng cao trình độ/giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên ngành khoa học cây trồng có kết quả học tập đạt loại khá, hạnh kiểm đạt loại tốt trở lên có thể nhận học bổng khuyến khích học tập lên đến 740.000 đồng/1 tháng. Bên cạnh đó, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên tài năng có thể nhận học bổng tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, sinh viên/kỹ sư ngành khoa học cây trồng có cơ hội tiếp cận nhiều chương trình giao lưu sinh viên quốc tế/học bổng toàn phần sau đại học của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Sinh viên Tống Thị Hằng  (mặc áo dài đỏ) – Khoa Nông học (Khóa 60) tham gia chương trình giao lưu sinh viên quốc tế tại Thái Lan

Sinh viên Tống Thị Hằng  (mặc áo dài đỏ) – Khoa Nông học (Khóa 60) tham gia chương trình giao lưu sinh viên quốc tế tại Thái Lan

Ông Nguyễn Duy Nhiệm (áo trắng) - Cựu sinh viên VNUA (Khóa 51) đang học thạc sỹ tại Bỉ

Ông Nguyễn Duy Nhiệm (áo trắng) - Cựu sinh viên VNUA (Khóa 51) đang học thạc sỹ tại Bỉ

Thí sinh yêu thích ngành khoa học cây trồng và mong muốn được đào tạo tại trường có bề dày truyền thống lịch sử, hãy nhanh tay đăng ký nguyện vọng vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã ngành: 7620110, tổ hợp tuyển sinh: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Sinh, Hóa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh).