Từ năm 2018, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên dạy môn Công nghệ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép mở thêm mã ngành Sư phạm Công nghệ vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, ban hành theo thông tư 24/2017/TT-BGDĐT, ngày 10/10/2017. Trước thách thức của xã hội ngày càng thay đổi, cùng với đó là sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên có chuyên môn Sư phạm Công nghệ mà hiện tại rất ít trường Đại học có đủ năng lực để đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Công nghệ.
Bắt kịp xu thế đào tạo theo chương trình phổ thông mới. Năm 2019-2020 Khoa Sư phạm và ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ có rất nhiều sự đổi mới so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây.
|
|
Ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
Vì sao chọn Học viên Nông nghiệp Việt Nam để học ngành này?
Bắt đầu từ năm học 2021-2022. Các Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh đã đặt hàng đào tạo Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT trong đó có Giáo viên Công nghệ theo Nghị định 116 được đăng trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này tạo điều kiện rộng mở cho sinh viên có việc làm ổn định ngay sau khi ra trường (Số lượng các Tỉnh đặt hàng sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ tới thời điểm này Hà Giang: 7; Thanh Hóa 24; Long An 25; Vĩnh Long 72). Một điểm ưu đãi đặc biệt nữa mà chỉ có Sinh viên ngành Sư phạm có được trong đó có ngành Sư phạm Công nghệ đó là được hưởng chính sách theo Nghị định 116, Sinh viên sẽ được MIỄN HOÀN TOÀN HỌC PHÍ đồng thời nhận được nhận gói hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt (theo quy định của Nhà nước) và có cơ hội miễn 60% học phí khi học ngành thứ 2 tại Học viện. Đồng thời, được ưu tiên xét chọn đi thực tập hưởng lương tại Nhật Bản và Israel, Hàn Quốc… với thu nhập lên đến 150 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, sinh viên có thể nhận các học bổng dành cho K66 (sinh viên năm thứ nhất) của Học viện như: học bổng thủ khoa (cấp khoa và cấp Học viện); học bổng du học quốc tế; học bổng dành cho các sinh viên tài năng, học bổng giáo sư… lên tới 30 tỷ đồng/năm.
Chương trình đào tạo Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có gì đặc biệt?
Điểm đổi mới nổi bật thứ nhất là sự tích hợp song song giữa hai mảng kiến thức Nông nghiệp và Công nghiệp. Mảng kiến thức nông nghiệp (Trồng trọt, Lâm nghiệp, Công nghệ trong đời sống, Chăn nuôi, Thủy sản) và công nghiệp (Kĩ thuật, Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Công nghệ điện, Công nghệ điện tử) trong chương trình đào tạo.
Điểm đổi mới nổi bật thứ hai đó là chọn giáo dục STEM là điểm mũi nhọn. STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học (S), công nghệ (T), kỹ thuật (E) và toán học (M) – theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự quan tâm ngày càng nhiều của xã hội về giáo dục STEM, thì môn Công nghệ ở trường phổ thông ngày càng đóng vai trò quan trọng. Có thể nói, giáo dục STEM trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay, giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ XXI, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Điểm đổi mới nổi bật thứ ba đó là nắm bắt được lợi thế nổi trội của Học viện và tận dụng được thế mạnh của các Khoa trong Học viện như khoa Nông học, khoa Chăn nuôi, khoa Thủy sản, khoa Cơ điện… chương trình đã lựa chọn và lồng ghép các môn học chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0 như: Ứng dụng thông tin trong quản lý và sản xuất nông nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao, Tự động hóa trong sản xuất cây trồng, Kỹ thuật robot…
Điểm đổi mới nổi bật thứ tư là khối lượng kiến thức chuyên môn theo hướng tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới được tăng lên, và phân bố thời lượng thực hành nhiều hơn. Điều này giúp cho sinh viên theo học có được những kiến thức thực tế chuyên sâu, giúp các em hiểu rõ thêm về kiến thức chuyên ngành mà các em được đào tạo.
Điểm đổi mới nổi bật thứ năm là chương trình được xây dựng dựa trên sự đối sánh với các chương trình đào tạo quốc tế, dựa trên xu thế phát triển của thời đại, dựa trên định hướng phát triển của bộ Giáo dục và Đào tạo, nên chương trình có tính cập nhật, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Học Sư phạm Công nghệ sẽ làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm công nghệ sẽ trở thành: giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ nghiên cứu, nhân viên, khởi nghiệp… tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khối công - nông - lâm - ngư; viện, trung tâm nghiên cứu khối công - nông - lâm - ngư; doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Nếu bạn yêu thích ngành Sư phạm công nghệ, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Mã trường
|
Mã
nhóm ngành
|
Tổ hợp tuyển sinh
|
Phương thức tuyển sinh
|
HVN
|
HVN22
|
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
B00: Toán, Hóa học, Sinh học
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
|
- Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;
- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021
|
Thông tin liên hệ
Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939
Website: https://www.vnua.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep
Lê Thị Kim Thư - Bộ môn PPGD
Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ