TT
|
Giống cây trồng/Tiến bộ kỹ thuật
|
Tác giả
|
Tóm tắt nội dung
|
Quyết định, thời gian được công nhận
|
I
|
Giống cây trồng
|
|
|
|
1
|
Bằng bảo hộ Giống ngô VNUA16
|
Nguyễn Văn Hà và đồng tác giả: Vũ Văn Liết, Vũ Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thanh Hà, Dương Thị Loan, Hoàng Thị Thùy, Nguyễn Văn Việt.
|
Giống có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi trong vụ Xuân từ 78-83 ngày, vụ Thu Đông từ 70-75 ngày. Chiều cao cây trung bình từ 160-180 cm, thuộc nhóm thấp cây. Chiều cao đóng bắp vừa phải từ 65-80 cm, trạng thái cây tốt. Toàn bộ thân lá có sắc tố tím nhạt và tăng dần khi gặp nhiệt độ thấp, độ tàn lá trung bình. Bắp của giống ngô lai VNUA16 có màu trắng ngà, dạng hạt nếp, bắp tươi dài chắc hạt, khả năng kết hạt tốt. Chất lượng ăn tươi ngon, ngô luộc dẻo và đậm vị. Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận tốt, đặc biệt là khả năng chịu rét và khô hạn; khả năng chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại. Giống thích nghi tốt với các vùng sinh thái phía Bắc, dễ trồng và có thể gieo trồng quanh năm. Năng suất bắp tươi trung bình đạt từ 115-130 tạ/ha, điều kiện thâm canh tốt đạt trên 140 tạ/ha.
|
Quyết định số 20/QĐ-TT-VPBH, ngày 08/01/2024
|
2
|
Bằng bảo hộ Giống ngô VNUA69
|
Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hà, Vũ Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thanh Hà, Dương Thị Loan, Hoàng Thị Thuỳ, Phan Đức Thịnh, Nguyễn Văn Việt
|
Giống có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi trong vụ Xuân từ 80-90 ngày, vụ Thu Đông từ 70-80 ngày. Chiều cao cây trung bình từ 190- 210cm. Chiều cao đóng bắp vừa phải từ 75-90 cm, trạng thái cây khá tốt. Toàn bộ thân lá có sắc tố tím nhạt trong vụ Xuân và tăng dần khi gặp nhiệt độ thấp, độ tàn lá trung bình. Bắp của giống ngô lai VNUA69 có màu trắng ngà, dạng hạt nếp, bắp tươi to dài chắc hạt, khả năng kết hạt tốt, số hàng hạt lớn. Chất lượng ăn tươi khá, ngô luộc dẻo và đậm vị. Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận tốt, đặc biệt là khả năng chịu rét và khô hạn; khả năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh hại. Giống thích nghi tốt với các vùng sinh thái phía Bắc, dễ trồng và có thể gieo trồng quanh năm. Năng suất bắp tươi trung bình đạt từ 120-130 tạ/ha, điều kiện thâm canh cao đạt 145-150 tạ/ha.
|
Quyết định số 25/QĐ-TT-VPBH, ngày 18/01/2024
|
3
|
Bằng bảo hộ Giống ngô VNUA36
|
Vũ Văn Liết và các đồng tác giả: Vũ Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Hà, Trần Thị Thanh Hà, Dương Thị Loan, Hoàng Thị Thùy, Nguyễn Văn Việt
|
Giống có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 109-125 ngày, vụ Hè Thu là 109 ngày; vụ Thu Đông là 102-105 ngày và vụ Đông từ 103-106 ngày. Chiều cao cây trung bình từ 200-230cm, có thể đạt tới 280 cm trong điều kiện thâm canh cao, trồng dày. Chiều cao đóng bắp vừa phải, trạng thái cây khá. Bộ lá gọn xanh đậm, độ tàn lá trung bình. Bắp của giống ngô lai VNUA36 có màu vàng da cam, dạng hạt bán đá, bắp dài chắc hạt, khả năng kết hạt tốt. Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận tốt, đặc biệt là khả năng chịu rét và khô hạn; khả năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh hại; nhiễm nhẹ khô vằn trong vụ Xuân. Giống thích nghi tốt với các vùng sinh thái phía Bắc. Năng suất hạt khô đạt từ 65-80 tạ/ha tùy từng thời vụ trồng. Năng suất sinh khối đạt trên 50 tấn/ha. Hàm lượng vật chất khô đạt trên 33%, hàm lượng protein thô đạt 9%.
|
Quyết định số 19/QĐ-TT-VPBH, ngày 08/01/2024
|
4
|
Giống nếp cẩm ĐH8
|
Trần Văn Quang và cộng sự
|
Giống ĐH8 có khả năng sinh trưởng tốt, kiểu cây bán lùn, đẻ nhánh khá, thân cứng màu tím, lá xanh, bản lá hẹp, lá đòng lòng mo, bông dài, nhiễm nhẹ đạo ôn, bạc lá. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, trong vụ Xuân 130 - 135 ngày, trong vụ Mùa 105 - 110 ngày, trong vụ Hè Thu 100 - 105 ngày. Năng suất đạt 50 -55 tạ/ha trong vụ Xuân; 45 - 50 tạ/ha trong vụ Mùa và Hè Thu. Giống ĐH8 có hạt gạo thuộc dạng thon dài, tỷ lệ gạo xay cao (74 - 76%), hạt gạo có vỏ cám màu đen, cơm mềm, thơm nhẹ và có vị đậm. ĐH8 hàm lượng amylose thấp, hàm lượng anthocyanin cao 619 mg
|
Quyết định số 09/QĐ-TT-CLT, ngày 04/01/2024
|
5
|
Giống nếp cẩm ĐH 9
|
Trần Văn Quang và cộng sự
|
Giống lúa ĐH9 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm giống trung ngày (135-140 ngày trong vụ Xuân, 115-120 ngày trong vụ Mùa), nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh chính hại lúa, năng suất trung bình đạt 55,0-60,0 tạ/ha trong vụ Xuân và 45,0-50,0 tạ/ha trong vụ Mùa hoặc vụ Hè Thu. Giống lúa ĐH9 hàm lượng amylose thấp, hàm lượng anthocyanin cao 208 mg, cơm màu tím, vị đậm và vị ngon khá.
|
Quyết định số 10/QĐ-TT-CLT, ngày 05/01/2024
|
II
|
Tiến bộ kỹ thuật (01)
|
|
|
|
1
|
Quy trình canh tác lúa hữu cơ cho một số tỉnh phía Bắc
|
Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Đức Tùng, Hà Viết Cường, Đinh Mai Thùy Linh
|
+ Ủ phân chuồng:
Sử dụng chất thải chăn nuôi (lợn, gà, trâu, bò) kết hợp với phế phụ phẩm trồng trọt (rơm rạ, thân lá ngô, trấu...) để làm phân chuồng ủ. Sử dụng chế phẩm sinh học (được phép lưu hành) chứa các chủng vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật phân giải xenlulo, tinh bột, protein để ủ phân chuồng, tham khảo “Quy trình sử dụng nguyên liệu hữu cơ, phân bón hữu cơ sàn xuât một số loại rau hữu cơ ở các tỉnh phía Bắc”
+ Gieo cây đậu tương trong vụ Đông làm phân xanh:
-Tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, sau khi gặt lúa Mùa, gieo đậu tương Đông trước 15/10 trên chân đât vàn hay vàn cao, không cần làm đat, có thể gieo vùi hạt trong gốc rạ hoặc chọc lỗ gieo hạt sau đó dùng đất hoặc gốc rạ phủ hạt. Lượng gieo khoảng 50-60 kg hạt giống cho 1 ha. Khi cây đậu tương ra hoa rộ tiến hành cày lật đất, dập toàn bộ thân lá đậu tương.
- Tại các tỉnh Bắc Trung bộ do mưa nhiều gây ngập úng nên không gieo Đậu tương hay cây phân xanh trong vụ Đông.
+ Phạm vi ứng dụng:
- Quy trình được áp dụng đối với vùng sản xuất lúa hữu cơ được địa phương quy hoạch tập trung và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chất lượng đất và chất lượng nước và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ.
- Quy trình được áp dụng tại những vùng có chất thải chăn nuôi, phụ phẩm trồng trọt, có chế phẩm sinh học để ủ phân chuồng và xử lý rơm rạ vụ trước, đồng thời có nguồn cung cấp phân bón hữu cơ công nghiệp. Vùng miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng cần có hạt giống đậu tương để gieo trồng làm phân xanh trong vụ Đông./.
|
|