3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

Tổng số

90

 

Ghi chú:

-      Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

-      Đối với NCS có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng do cơ sở đào tạo khác cấp thì tuỳ từng trường hợp cụ thể NCS cần học bổ sung một số học phần ở trình độ đại học và cao học theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

 

4. Ðối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp đại học hoặc cao học các ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp và các ngành gần với chuyên ngành đào tạo.

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí, Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí lâm nghiệp, Cơ khí bảo quản chế biến nông sản, Cơ khí thực phẩm, Cơ khí động lực, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí ôtô, Chế tạo máy.

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Động cơ đốt trong, Công nghệ chế tạo máy, Hàn và công nghệ kim loại, Cơ điện tử, Công nghiệp nông thôn, Thiết bị nhiệt - lạnh.

 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

 

6. Thang điểm

            Đánh giá theo thang điểm 10.

 

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

1

CDCK801

Cơ sở lý thuyết các quá trình làm việc của máy nông nghiệp

Theoretical Foundations of the work of agricultural machinery

3

3

 

x

 

2

CDCK802

Mô hình hoá và mô phỏng hệ thống kỹ thuật trong cơ khí nông nghiệp

Modeling and simulation for the technical system in agricultural engineering

3

3

 

x

 

3

CDCK803

Động lực học liên hợp máy nông nghiệp

Dynamics of agricultural machinery

3

3

 

 

x

4

CDCK804

Quá trình nhiệt - lạnh trong bảo quản và chế biến nông sản

Heat- Cold Process in Storage and Processing of Agricultural Products

3

3

 

 

x

5

CDCK805

Truyền động vô cấp trong cơ khí nông nghiệp

CVT in agricultural engineering

2

2

 

 

x

6

CDCK806

Kỹ thuật năng lượng từ phế thải nông nghiệp

Power engineering from agricultural residual

2

2

 

 

x

7

CDCK807

Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý bề mặt chi tiết máy

Theorical Base of Surface Treatment Technology of machine parts

2

2

 

 

x

8

CDCK808

Cơ sở lý thuyết gia công đặc biệt chi tiết máy

Theorical Base of special manufacturing of machine parts

3

3

 

 

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

1

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

Overview of the Essay

 

 

 

x

 

2

Dao động ô tô

Car Oscillations

2

2

 

 

x

3

Động lực học chuyển hướng ô tô và xe chuyên dụng

Dynamic Navigation in Cars and Specialized Vehicles

2

2

 

 

x

4

Xu hướng phát triển của hệ thống truyền lực trên máy kéo

Development Trend of the Transmission System on the Tractor

2

2

 

 

x

5

Cơ điện tử ô tô

Automotive Mechatronics

2

2

 

 

x

6

Ảnh hưởng của các tính chất cơ lý của đất và đối tượng đến quá trình làm việc của liên hợp máy nông nghiệp

The Influence of the Physical Properties of Soil and Other Subjects on Working of Agricultural Machinery

2

2

 

 

x

7

Các phương pháp giảm chi phí năng lượng cho liên hợp máy nông nghiệp

Method Reduces Energy Costs for Agricultural Machinery

2

2

 

 

x

8

Động lực học máy thu hoạch

Dynamics in Harvesters

2

2

 

 

x

9

Tương tác đất máy

Interaction of Land and Machinery

2

2

 

 

x

10

Thiết bị và máy phục vụ chăn nuôi

Equipment and Machinery for Animal Production

2

2

 

 

x

11

Kỹ thuật sấy nông sản, thực phẩm

Food Drying Techniques

2

2

 

 

x

12

Máy và thiết bị lạnh trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm

Refrigeration Machinery and Equipment for Food Processing and Storage

2

2

 

 

x

13

Máy và thiết bị chế biến lương thực

Grain Processing Machinery and Equipment

2

2

 

 

x

14

Máy và thiết bị chế biến rau, quả, thịt, sữa

Machinery and Equipment for Processing of Vegetables, Fruits, Meat, Milk

2

2

 

 

x

15

Ứng suất và biến dạng hàn

Welding Stress and Deformation

2

2

 

 

x

16

Công nghệ tạo hình vật liệu

Material Forming Technology

2

2

 

 

x

17

Các vấn đề về kim loại bột

Metal Powders

2

2

 

 

x

18

Các vấn đề về pháp luật

Law Issues

2

2

 

 

x

19

Các vấn đề về môi trường

Environmental Issues

2

2

 

 

x

20

Các vân đề về kinh tế vĩ mô

Issues of Macroeconomics

2

2

 

 

x

21

Các vấn đề về quản lý kinh tế trong doanh nghiệp

The issue of Economic Management in the Business Enterprise

2

2

 

 

x

22

Các vấn đề về quản trị kinh doanh trong danh nghiệp

Issues of Business Administration

2

2

 

 

x

LUẬN ÁN

Thesis

70

 

 

x

 

 

 

8. Kế hoạch giảng dạy

Các học phần tiến sĩ được giảng dạy vào học kỳ II.

Thời gian còn lại NCS thực hiện các chuyên đề, seminar, làm luận án.

 

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần, TLTQ và chuyên đề

9.1. Mô tả học phần bắt buộc

1. CDCK801: Cơ sở lý thuyết các quá trình làm việc của máy nông nghiệp (3TC: 3,0 – 0-6). Phân tích cơ sở lý thuyết các quá trình làm việc của máy nông nghiệp như cắt, làm tơi, tuốt, chà sát vv…Bản chất và các hiện tượng xảy ra trong trong các quá trình làm việc đó. Học phần học trước: không.

2. CDCK802: Mô hình hoá và mô phỏng hệ thống kỹ thuật trong cơ khí nông nghiệp (3TC: 3 – 0-6). Khái quát về các hệ thống kỹ thuật điển hình trong cơ khí nông nghiệp. Mô hình hóa và mô phỏng, một số hệ thống: Động cơ đốt trong, liên hợp máy nông nghiệp, máy sấy hạt, hệ thống thủy lực. Học phần học trước: không.

 

9.2. Mô tả học phần tự chọn

1. CDCK801: Cơ sở lý thuyết các quá trình làm việc của máy nông nghiệp (Theortical foundation of the work of agriculture machinery ). (3TC: 3 – 0 – 6). Cơ học đất canh tác nông nghiệp; Những cơ sở lý thuyết của việc cắt bằng lưỡi cắt trong máy canh tác; Cơ sở lý thuyết của việc cắt cây trong máy thu hoạch (các kiểu cắt); Động lực học trống đập; Phương pháp khảo nghiệm máy nông nghiệp. Môn học tiên quyết: Máy thu hoạch 2.

2. CDCK802. Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật trong cơ khí nông lâm nghiệp (Modeling and simulation for the technical system in agricultural engineering). (3TC: 3-0-6). Các khái niệm chung; Mô phỏng các hệ thống nhiệt động; Mô phỏng các hệ thống cơ học; Mô phỏng hệ thống điều khiển và truyền động thủy lực. Môn học tiên quyết: không

3. CDCK803. Động lực học liên hợp máy nông nghiệp (Dynamics of agricultural machinery). (3TC: 3-0-6). Xác định giá trị đặc trưng của các tham số động lực; Mô hình cơ học của liên hợp máy; Động lực học liên hợp máy nông nghiệp. Học phần học trước: không và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

4. CDCK804. Quá trình nhiệt - lạnh trong bảo quản và chế biến nông sản (Heat- Cold Process in Storage and Processing of Agricultural Products). (3TC: 3-0-6). Truyền nhiệt; Quá trình và thiết bị đun nóng, làm nguội, ngưng tụ; Những khái niệm cơ bản về lạnh; Các quá trình và thiết bị của hệ thống lạnh; Quá trình và thiết bị lạnh và lạnh đông thực phẩm. Học phần học trước: Không.

5. CDCK805. Truyền động vô cấp trong cơ khí nông nghiệp. (CVT in agricultural engineering). (2TC: 2-0-4). Khái quát về hệ thống truyền công suất trong cơ khí nông lâm nghiệp; Truyền động bao vòng biến tốc; Truyền động thủy lực; Truyền động điện. Học phần trước: không.

6. CDCK806. Kỹ thuật năng lượng từ phế thải nông nghiệp (Power engineering from agricultural residual). (2TC: 2-0-4). Vấn đề năng lượng và môi trường; Tiềm năng năng lượng từ phế thải nông nghiệp; Kỹ thuật, phương pháp thu nhận năng lượng; Ứng dụng năng lượng từ phế thải nông nghiệp. Học phần trước: không

7. CDCK807. Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý bề mặt chi tiết máy (Theorical Base of Surface Treatment Technology of machine parts). (2TC: 2-0-4).  Lựa chọn các công nghệ xử lý bề mặt; Các công nghệ tiên tiến; Một số công nghệ bảo vệ bề mặt. Học phần học trước: không và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

8. CDCK808. Cơ sở lý thuyết gia công đặc biệt chi tiết máy. (Theorical Base of special manufacturing of machine parts). (3TC: 3-0-6). Tổng quan về cc phương pháp gia công đặc biệt; Các phương pháp gia công cơ; Các phương pháp gia công hóa; Các phương pháp gia công điện hóa; Các phương pháp gia công nhiệt. Học phần học trước: không và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

 

9.3. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn:          5 điểm

- Chất lượng trình bày:                                2 điểm

- Trả lời câu hỏi của hội đồng:                   3 điểm

 

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1. Dao động ô tô: Khái quát về dao động ô tô, kích thích  dao động ô tô, các phần tử cấu trúc của dao động ô tô máy kéo, các mô hình mở rộng nghiên cứu dao động ô tô, các phương pháp khảo sát dao động ô tô máy kéo.

2. Động lực học chuyển hướng ô tô và xe chuyên dụng: Động lực học chuyển động ô tô, tính chất ổn định, phương pháp khảo sát tính ổn định hướng và các biện pháp nâng cao tính ổn định của ô tô và xe chuyên dụng.

3. Xu hướng phát triển của hệ thống truyền lực trên máy kéo: Tổng quan về truyền động trên máy kéo, yêu cầu chung về tỷ số truyền cho máy kéo nông lâm nghiệp, các hệ thống vô cấp ứng dụng trên máy kéo, điều khiển tự động hệ thống truyền lực trên máy kéo.

4. Cơ điện tử ô tô: Hệ thống cơ điện tử, điều khiển điện tử trên ô tô, các mạch điều khiển tiêu biểu trên ô tô, xu hướng phát triển cơ điện tử trên máy kéo.

5. Ảnh hưởng của các tính chất cơ lý của đất đến quá trình làm việc của liên hợp máy nông nghiệp: Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của một số cơ lý tính chính của đất đến quá trình làm việc của máy nông nghiệp. Những phương pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.

6. Các phương pháp giảm chi phí năng lượng cho liên hợp máy làm đất: Phân tích các cơ sở khoa học của một số phương pháp giảm chi phí năng lượng cho liên hợp máy làm đất.

7. Động lực học máy thu hoạch: Phân tích động lực học của một số bộ phận làm việc chính của máy thu hoạch: bộ phận cắt, bộ phận gặt...

8. Tương tác đất máy: Các tính chất tương tác đất – máy, tác động qua lại giữa các phần tử máy, LHM với nền đất, ảnh hưởng của tính chất tương tác đất – máy đến các tính năng sử dụng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của liên hợp máy

9. Thiết bị và máy phục vụ chăn nuôi: Cơ sở lý thuyết tính toán thiết kế thiết bị và máy móc phục vụ chăn nuôi.

10. Công nghệ và thiết bị nhiệt : Chuyên đề trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao về lý thuyết tính toán các quá trình và thiết bị nhiệt được dùng nhiều trong công nghệ bảo quản và chế biến nông sản-thực phẩm như: thiết bị đun nóng, làm nguội, ngưng tụ, thiết bị chưng cất, thiết bị kết tinh, thiết bị sấy, thiết bị hấp thụ, thiết bị hấp phụ,.…

11. Công nghệ và thiết bị lạnh: Chuyên đề trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao về quá trình và thiết bị lạnh dùng nhiều trong công nghệ bảo quản và chế biến một số nông sản thực-phẩm như: rau, quả, thịt, cá, sữa, trứng,….

12. Công nghệ và thiết bị chế biến lương thực: Chuyên đề trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao về lý thuyết tính toán các quá trình và thiết bị chính trong công nghệ chế biến lương thực như: máy xay xát và đánh bóng hạt, máy nghiền, máy trộn sản phẩm rời, máy ép tạo hình sản phẩm,….

13. Công nghệ và thiết bị chế biến rau quả, thịt sữa: Chuyên đề trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao về lý thuyết tính toán các quá trình và thiết bị trong công nghệ chế biến rau quả và thịt sữa như: thiết bị cắt thái, thiết bị ép và trích ly, thiết bị lắng, lọc và ly tâm, thiết bị khuấy trộn, thiết bị cô đặc và thanh trùng,….

14. Ứng suất và biến dạng hàn: Cơ sở lý thuyết về sự xuất hiện và tồn tại ứng suất và biến dạng hàn. Ứng suất dư hàn và sự ảnh hưởng đến chất lượng hàn. Công nghệ làm giảm và phân bố lại ứng suất dư hàn.

15. Công nghệ tạo hình vật liệu: Cơ sở lý thuyết quá trình tạo hình vật liệu. Các công nghệ tạo hình vật liệu.

16. Các vấn đề về kim loại bột: Cơ sở lý thuyết về kim loại bột. Các phương pháp sản xuất kim loại bột. Đặc điểm công nghệ các chi tiết máy được chế tạo từ kim loại bột.

17. Các vấn đề về pháp luật:         Pháp luật trong quản lý, kinh doanh, bảo vệ tài nguyên và các vấn đề về kinh tế xã hội khác.

18. Các vấn đề về môi trường: Môi trường sản xuất, kinh doanh, bảo vệ tài nguyên và các vấn đề về ô nhiểm môi trường.

19. Các vấn đề về kinh tế vĩ mô: Xu thế kinh tế toàn cầu, khu vực và trong nước, những chính sách kinh tế trong giai đoàn hội nhập quốc tế.

20. Các vấn đề về quản lý kinh tế trong doanh nghiệp: Quản lý thành phần kinh tế và tổ chức kinh tế trong doanh nghiệp, quản lý nguồn lực và thị trường trong doanh nghiệp.

21. Các vấn đề về quản trị kinh doanh trong danh nghiệp: Quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp, quản trị Marketing, tổ chức kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản lý nguồn lực trong kinh doanh.

 

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

 

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các táp chí khoa học nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

 

2

Các tạp chí khoa học nước ngoài khác do Hội đồng chức danh giáo sư ngành quyết định.

 

3

Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Quốc gia và Quốc tế đăng toàn văn trong kỷ yếu hội nghị có phản biện khoa học.

 

 

10.3. Hội thảo khoa học

NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

 

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.

 

11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Họ tên giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1

Cơ sở lý thuyết các quá trình làm việc của máy nông nghiệp

Khoa Cơ - Điện

1. TS. Lê Văn Bích

2. TS. Lê Vũ Quân

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Muốn

1958

1973

 

1952

Tiến sỹ

2

Mô hình hoá và mô phỏng hệ thống kỹ thuật trong cơ khí nông nghiệp

Khoa Cơ - Điện

1. PGS.TS. Đặng Tiến Hòa

2. PGS.TS. Bùi Hải Triều

3. TS. Bùi Việt Đức

1955

1953

1967

Tiến sỹ

3

Động lực học liên hợp máy nông nghiệp

Khoa Cơ - Điện

1. Lương Văn Vượt

2. Lê Minh Lư

3. Nguyễn Xuân Thiết

1956

1961

1975

Tiến sỹ

4

Quá trình nhiệt - lạnh trong bảo quản và chế biến nông sản

Khoa Cơ - Điện

1. PGS.TS. Trần Như Khuyên

2. TS. Nguyễn Thanh Hải

1954

 

1974

 

Tiến sỹ

5

Truyền động vô cấp trong cơ khí nông nghiệp

Khoa Cơ - Điện

1. Bùi Hải Triều

2. Nguyễn Ngọc Quế

1953

1953

Tiến sỹ

6

Kỹ thuật năng lượng từ phế thải nông nghiệp

Khoa Cơ - Điện

1. PGS.TS. Bùi Hải Triều

2. PGS.TS. Đặng Tiến Hòa

3. TS. Bùi Việt Đức

1953

1955

1967

Tiến sỹ

7

Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý bề mặt chi tiết máy

Khoa Cơ - Điện

1. PGS.TS. Đào Quang Kế

2. TS. Tống Ngọc Tuấn

1952

1962

Tiến sỹ

8

Cơ sở lý thuyết gia công đặc biệt chi tiết máy

Khoa Cơ - Điện

1. PGS.TS. Đào Quang Kế

2. TS. Tống Ngọc Tuấn

1952

1962

Tiến sỹ

 

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Học viện nông nghiệp Việt Nam đã đưa vào sử dụng một hệ thống giảng đường được thiết kế tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Khoa Cơ – Điện có các phòng học và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hành chuyên môn và tổ chức các seminar.

Phòng thực hành tin học ứng dụng: Trong các phòng máy tính này cũng được nối mạng để NCS trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng, có một số phần mềm chuyên môn cho chương trình Kỹ thuật cơ khí.

Phòng thực tập Kỹ thuật đo lường; Phòng thí nghiệm Vật liệu học; Phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu; Phòng thí nghiệm Công nghệ hồi phục và xử lý bề mặt; Phòng thực hành Máy canh tác; Phòng thực hành Máy thu hoạch; Phòng thực hành Bảo quản và chế biến nông sản; Phòng học Cấu tạo ôtô-máy kéo; Phòng thực tập động cơ đốt trong; Nhà thực tập Sửa chữa máy; Nhà thực tập Gia công cơ khí; Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện tử; Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện; Phòng thí nghiệm Khí cụ điện; Phòng thí nghiệm Thiết bị trạm-mạng.

 

12.2. Thư viện

* Thư viện trường - thư viện Lương Định Của:

- Tổng diện tích thư viện: 2000mtrong đó diện tích phòng đọc: 1000m2

- Số chỗ ngồi: 450;   Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 10

- Phần mềm quản lý thư viện: Libol50-O.P.A.C

- Thư viện điện tử (có/không; đã kết nối được với CSĐT nào trong nước, ngoài nước; việc tra cứu của giảng viên, sinh viên trong toàn trường?): CSDL điện tử Proquest, CSDL điện tử Myilibrary. Số lượng sách, giáo trình điện tử: 5000

* Thư viện khoa:

- Tổng diện tích thư viện: 100mtrong đó diện tích phòng đọc: 50m2

- Số chỗ ngồi: 30; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 2

 

12.3. Giáo trình, Bài giảng

TT

Học phần

Giáo trình/Bài giảng

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm

XB

1

Cơ sở lý thuyết các quá trình làm việc của máy nông nghiệp

Máy canh tác nông nghiệp

Lý thuyết máy canh tác.

Lý thuyết máy thu hoạch nông nghiệp

Nguyễn Văn Muốn

Nguyễn Bảng

 

Phạm Xuân Vượng

NXBGD

 

Hà Nội

 

NXBGD

1999

 

1995

 

2000

 

2

Mô hình hoá và mô phỏng hệ thống kỹ thuật trong cơ khí nông nghiệp

Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật cơ khí

Bùi Hải Triều, Nguyễn Đình Tùng

Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

2015

3

Động lực học liên hợp máy nông nghiệp

1. Giáo trình động lực học máy. Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội.

 

2. Động lực học liên hợp máy thu hoạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bài giảng động lực học liên hợp máy nông nghiệp.

FRANZ HOLZWEIBIG, HANS DRESIG.Người dịch: Vũ Liêm Chính, Phan Nguyên Di

Đào Quang Triệu

 

 

Nông văn Vìn, Đậu Thế Nhu

Nhà xuất bản khoa học

 

 

 

Nhà xuất bản khoa học

 

 

Đại học nông nghiệp 1

2001

 

 

 

 

2002

 

 

 

2012

4

Quá trình nhiệt - lạnh trong bảo quản và chế biến nông sản

1. Bài giảng Quá trình nhiệt-lạnh trong bảo quản và chế biến nông sản

2. Kỹ thuật lạnh cơ sở

 

3. Kỹ thuật lạnh ứng dụng

 

 

 

 

4. Kỹ thuật lạnh thực phẩm

 

 

5. Các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm

6. Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt

Trần Như Khuyên

 

 

 

Nguyễn Đức Lợi, Phạm Xuân Tuỳ

 

Nguyễn Đức Lợi, Phạm Xuân Tuỳ, Đinh Văn Thuận

Nguyễn Xuân Phương

 

Phạm Xuân Toản

 

 

 

Hoàng Đình Tín

Đại học nông nghiệp 1

 

 

NXB Giáo dục

 

NXB Khoa học và Kỹ thuật

 

 

 

NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

 

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2009

 

 

 

1996

 

 

1996

 

 

 

 

 

2003

 

 

 

2003

 

 

 

2001

5

Truyền động vô cấp trong cơ khí nông nghiệp

Hộp số tự động ô tô

 

Hydraulik

Nguyễn Trọng Hoan

D.Will, H.Strohl, NGebhardt

Giáo dục

 

Springer

2014

 

1999

6

Kỹ thuật năng lượng từ phế thải nông nghiệp

1. Energie aus BiomasseGrundlagen, Techniken und Verfahren

2. Wirbelschicht feuerungen, schwerpunkt stationare wirbelschicht feuerungen – uni.

3. Biomass gasification-state of the art description

Martin Kaltschmidt, Etal

 

 

 

Steinbrecht

 

 

 

 

 

Friedrich Lether, Etal

Spring verlag Berlin

 

 

 

Rostock – BRD

 

 

 

 

Graz university of technology

2009

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

 

2007

7

Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý bề mặt chi tiết máy

Xử lý bề mặt

 

Công nghệ vật liệu

 

Nguyễn Văn Tư

 

Nguyễn Văn Thái

Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội

1999

 

 

2009

8

Cơ sở lý thuyết gia công đặc biệt chi tiết máy

Các phương pháp gia công đặc biệt

 

Gia công đặc biệt.

Đinh Bá Trụ

 

 

Đinh Minh Diệm

Học viên Kỹ thuật quân sự

 

Đại học Đà Nẵng

2009

 

 

2010

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

13.1. Thực hiện giờ học

- Số tiết học lý thuyết một tuần từ 25 đến 30 tiết

- Thời gian học lý thuyết thực được thực hiện một ngày không quá 8 giờ, một tuần không quá 40 giờ, một ngày không quá 9 tiết, một tuần không quá 45 tiết.

Thời gian học thực hành

- Học thực hành theo buổi, mỗi buổi không quá 8 NCS/1 giáo viên

- Thời gian thực tập tại các doanh nghiệp 40 giờ 1 tuần.

 

13.2. Quy đổi được tính như sau

      1 tín chỉ   = 15 tiết lý thuyết hoặc thảo luận trên lớp

                      = 22,5 giờ thí nghiệm, thực hành;

                      = 30 giờ tự học;

                      = 30 giờ thực tập tại cơ sở;

                      = 45 giờ thực hiện luận án.

Một tín chỉ bằng 50 phút.