Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng ôn lại những chuyện đã qua của năm cũ, và định hướng cho một năm mới.

Về Tết Nguyên Đán Việt Nam

leftcenterrightdel
 

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Người Việt. Trước Tết thường có những ngày sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

leftcenterrightdel
 
 

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc 

Mười hai nước gồm: Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Mauritius, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đề nghị đưa Tết Nguyên đán vào lịch hằng năm của Liên hợp quốc để thể hiện cam kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh đối với tính đa dạng và bao trùm cũng như ý nghĩa văn hóa của dịp lễ quan trọng này.

Nghị quyết nhấn mạnh: Tết Nguyên đán là ngày lễ ở nhiều quốc gia thành viên, khuyến khích các cơ quan Liên hợp quốc không tổ chức họp vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch. Sự công nhận trước thềm Tết Giáp Thìn 2024 là tin vui đối với gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới, trong đó có người dân Việt Nam.

Đây là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với văn hóa cổ truyền Á Đông. Với sự công nhận này, từ Tết Nguyên Đán năm 2024 trở đi, Tết Nguyên Đán hằng năm có thể trở thành ngày lễ chung của người dân trên toàn thế giới.

 

Ban CTCT&CTSV