Tiếp nối hệ sinh thái phi tập trung của Web 3.0, thế hệ thứ tư của World Wide Web đã xuất hiện. Web 4.0 kết hợp các công nghệ tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo, học máy, Internet kết nối vạn vật, giao dịch chuỗi khối đáng tin cậy, thế giới ảo và thực tế tăng cường giúp tạo nên một hệ sinh thái lấy người dùng làm trung tâm, nâng cao trải nghiệm người dùng. Với sự phát triển rất nhanh chóng của công nghệ Web, Web 4.0 có thể trở thành đòn bẩy thúc đẩy các công nghệ tiên tiến ngày càng phát triển tại Việt Nam giúp cho nền kinh tế số của chúng ta cởi mở, năng động hơn.
1. Giới thiệu Web 4.0
• Web 4.0 là thế hệ thứ tư của World Wide Web (WWW). Web 4.0 đang trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển
• Ý tưởng của Web 4.0 manh nha hình thành gần như cùng lúc với thời gian nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng Web 3.0.
• Các nhà nghiên cứu mong muốn thế giới có được một thế hệ Web tiếp theo không chỉ trở thành một trợ lý kỹ thuật số như đã có ở Web 3.0 mà còn kết nối con người với các thiết bị xử lý thông tin một cách chặt chẽ, xóa mờ khoảng cách giữa người và máy, biến thế giới số chân thực như chính thế giới thực này. Vì vậy, Web 4.0 còn được gọi là Web cộng sinh.
|
|
Hình 1: Quá trình phát triển lên Web 4.0 |
2. So sánh Web 4.0 và các thế hệ Web trước đó
Bảng 1: Bảng so sánh Web 4.0 và các thế hệ Web trước đó
Các thế hệ Web
|
Mạng
|
Nội dung
|
Ứng dụng
|
Cơ sở hạ tầng máy tính
|
Trí thông minh
|
Chất lượng dịch vụ (QoS)
|
Web 1.0
|
Phi tập trung
|
Nội dung tĩnh
|
Trang cổng thông tin
|
Máy chủ riêng biệt
|
Không
|
Không có QoS
|
Web 2.0
|
Tập trung
|
Nội dung tương tác
|
Công cụ tìm kiếm và Mạng xã hội
|
Điện toán đám mây
|
Không
|
QoS giới hạn
|
Web 3.0
|
Phi tập trung
|
Nội dung do người dùng cá nhân hóa và sở hữu
|
Thương mại điện tử
|
Điện toán đám mây phân tán
|
Máy khách – máy chủ AI, mạng cho AI
|
QoS năng động
|
Web 4.0
|
Phi tập trung
|
Nội dung được cá nhân hóa về nhập vai/ thế giới ảo/ thực tế tăng cường
|
GPT
|
CFN (Computing Force Network)
|
Nhận thức ngữ nghĩa, các thực thể AI cho mạng
|
QoE mang yếu tố quyết định
|
Từ bảng 1 có thể thấy, với Web 1.0 người dùng Web rất thụ động với Internet, nền tảng về công nghệ thông tin và Internet thời kỳ đầu còn rất sơ khai, vì vậy yêu cầu của người dùng đối với các ứng dụng Web cũng không có nhiều. Trong khi đó, với Web 3.0 và tiến tới là Web 4.0, kỹ năng và sự hiểu biết của người dùng đã đạt đến trình độ cao và có tính phổ cập thì các yêu cầu được đặt ra càng lớn, chất lượng trải nghiệm của người dùng trở thành yếu tố trọng tâm, quyết định sự thành công của các ứng dụng Web 4.0.
3. So sánh Web 4.0 với Web 3.0
|
|
Bảng 2: Bảng so sánh Web 4.0 và Web 3.0 |
Sự khác nhau giữa Web 3.0 và Web 4.0 có thể được tóm tắt qua một số khía cạnh chính như sau:
a) Cấu trúc và Kiến trúc
• Web 3.0: Tập trung vào mô hình phi tập trung, sử dụng công nghệ blockchain để quản lý dữ liệu. Người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu của mình.
• Web 4.0: Kết hợp các công nghệ như IoT và AI, tạo ra một môi trường tích hợp chặt chẽ giữa thế giới thực và ảo.
b) Trí tuệ nhân tạo
• Web 3.0: AI được sử dụng để cải thiện khả năng tìm kiếm và phân tích dữ liệu, giúp máy tính hiểu ngữ nghĩa.
• Web 4.0: AI phát triển hơn, cho phép tự động hóa và ra quyết định trong thời gian thực, tạo ra các hệ thống thông minh.
c) Trải nghiệm người dùng
• Web 3.0: Trải nghiệm người dùng dựa trên quyền kiểm soát và bảo mật dữ liệu cá nhân.
• Web 4.0: Tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa sâu sắc hơn, với sự tương tác linh hoạt và đa chiều giữa người dùng và máy móc.
d) Tính kết nối
• Web 3.0: Kết nối giữa các ứng dụng phi tập trung và người dùng là chính, nhưng không nhất thiết phải kết nối với thế giới thực.
• Web 4.0: Tích cực kết nối giữa các thiết bị thông minh, dữ liệu lớn, và các hệ thống trong thời gian thực.
e) Mục tiêu
• Web 3.0: Đem lại quyền kiểm soát cho người dùng, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân.
• Web 4.0: Tạo ra một thế giới số thông minh, nâng cao sự tương tác và khả năng tự động hóa, giúp người dùng và máy móc làm việc hiệu quả hơn.
4. Thách thức của Web 4.0
Triển khai và xây dựng Web 4.0 đi kèm với nhiều thách thức khác nhau. Dưới đây là một số thách thức chính:
a) Tính bảo mật và quyền riêng tư
+ Dữ liệu nhạy cảm: Việc thu thập và phân tích dữ liệu lớn có thể dẫn đến rủi ro về quyền riêng tư. Cần đảm bảo rằng người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu của mình.
+ An ninh mạng: Các lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác, đòi hỏi các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn.
b) Khả năng tích hợp
+ Nhiều nền tảng và công nghệ: Web 4.0 cần tích hợp nhiều công nghệ như IoT, AI, và blockchain, điều này có thể gây khó khăn trong việc xây dựng một hệ sinh thái đồng nhất.
+ Chuẩn hóa: Cần chuẩn hóa giữa các nền tảng công nghệ, sự khác biệt về cấu hình, cấu trúc dữ liệu từ các nguồn thiết bị xử lý thông tin khác nhau có thể gây khó khăn trong việc kết nối và tương tác.
c) Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến có thể đòi hỏi chi phí lớn, điều này có thể là một rào cản đối với nhiều tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.
d) Kỹ năng và nhân lực
+ Thiếu nhân lực có kỹ năng: Để triển khai Web 4.0, cần có đội ngũ kỹ sư và chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực mới như AI, dữ liệu lớn, và IoT.
+ Đào tạo liên tục: Công nghệ luôn thay đổi, do đó cần có kế hoạch đào tạo liên tục cho nhân viên.
e) Chấp nhận của người dùng
+ Thay đổi thói quen: Người dùng có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với các công nghệ mới và cách tương tác khác biệt.
+ Độ tin cậy: Người dùng cần cảm thấy an toàn và tin tưởng vào các giải pháp mới, điều này có thể cần thời gian và nỗ lực.
g) Quản lý
+ Dữ liệu: Việc xử lý và quản lý dữ liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau có thể trở thành một thách thức lớn.
+ Phân tích dữ liệu: Cần có các công cụ và kỹ thuật phân tích mạnh mẽ để khai thác giá trị từ dữ liệu.
5. Một số ứng dụng của Web 4.0 tại Việt Nam: Du lịch với Web 4.0, 5.0; Xây dựng thư viện 4.0.
|
|
Hình 2: Mô hình du lịch với Web 4.0, 5.0 |
|
|
Hình 3: Mô hình xây dựng thư viện thông minh 4.0 |
Khoa Công nghệ thông tin