Sáng 10/2/2020, GS.TS. Nguyễn Thị Lan cùng các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có buổi thăm và làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Chuyến thăm nhằm mục đích cụ thể hóa các chương trình, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững trên nền tảng văn hóa, truyền thống của vùng đất cố đô. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh;  ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan, huyện Phong Điền, Quảng Điền.

leftcenterrightdel
 

Tại buổi làm việc GS.TS. Nguyễn Thị Lan cho rằng với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, văn hóa Huế, con người Huế thì định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh cần phải tính đến giải pháp: Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững, phát huy các sản phẩm đặc hữu của địa phương, gắn phát triển nông nghiệp với văn hóa, du lịch, phát triển theo chuỗi giá trị… là các giải pháp chủ đạo.

Cũng tại buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Thị Lan đã tóm tắt một số giải pháp được các nhà khoa học của Học viện đề xuất. Giải pháp tổng hợp phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với văn hóa, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây thực sự là khâu đột phá và tạo ra nét riêng của Huế trong phát triển nông nghiệp. Các giải pháp cụ thể về quy hoạch tổng thể, chính sách, công nghệ (các giải pháp trong phát triển lĩnh vực chăn nuôi (tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản gắn với văn hóa cố đô như phát triển chăn nuôi trâu đầm phá, chim trĩ,…); lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là khai thác tối đa lợi thế của khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với các sản phẩm đặc hữu như cá ong bầu, cá nâu, thủy hải sản đặc hữu của đầm phá…),lĩnh vực trồng trọt (phục tráng các sản phẩm gắn với các sản phẩm nổi tiếng của Huế như: bưởi thanh trà, sen, rau má, các loại cây ăn quả phục vụ tâm linh, gạo De An Cựu, mai vàng Huế….),  cây lâm nghiệp, cây dược liệu, cây lâm sản ngoại gỗ... chế biến), tổ chức sản xuất…

 “Phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng  xanh và bền vững”. Phát triển kinh tế nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tự nhiên và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. 1) Cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên nông nghiệp tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện chất lượng dịch vụ sinh thái, cắt giảm khí thải; 2) Nâng cao năng lực cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong hợp tác, chia sẻ trong phát triển kinh tế xanh và du lịch bảo vệ, duy trì văn hóa bản sắc thừa Thiên Huế và 3) Đề xuất các giải pháp/cải thiện thể chế cũng như quy trình công nghệ sản xuất - kinh doanh để hiện thực hóa kinh tế xanh trong điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

leftcenterrightdel
 

Giải pháp “Quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xã hội và gắn với phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế” với các nội dung chính: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, sự suy thoái nông nghiệp trong thời gian vừa qua, thực trạng phát triển các loại, kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính gắn với phát triển du lịch, những loại cây trồng có tiềm năng phát triển trong tương lai (vì dụ cây sen, cây mai, cây ăn quả, cây rau, mắm tôm chua (gắn với nuôi tôm))…; Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất chính gắn với thế mạnh của địa phương. (Dựa trên thích hợp về chất lượng đất, thời tiết khí hậu và kinh tế xã hội; Quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp tích hợp với phát triển của địa phương (Vùng nông nghiệp hàng hoá, vùng công nghệ,…) làm tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian tích hợp quản lý trực tuyến phục vụ công tác quản lý nông nghiệp và phát triển của địa phương.

leftcenterrightdel
 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao các đề án mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đề xuất và đề nghị các sở, ban ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa nguồn lực của Học viện để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, tiếp tục đề xuất các nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cần sớm hoàn thiện kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ như: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh; đánh giá các nguồn gen cây, con đặc trưng của Huế có tiềm năng phát triển kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực khoa học công nghệ tại tỉnh.

Ban Khoa học và Công nghệ