Ngày 11/11, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) đã tổ chức Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2023 với chủ đề "Chuyển đổi số trong Quản lý Tài nguyên và Môi trường".

leftcenterrightdel
 

Đây là sự kiện thường niên lần thứ 15 do VNUA đăng cai tổ chức, là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn, góp phần đưa ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý với lĩnh vực ứng dụng công nghệ 3S (GIS, RS, GPS), máy bay không người lái (UAV) và trí tuệ nhân tạo AI trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trong bối cảnh Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.

Mục tiêu của hội thảo lần này nhằm: Trao đổi những kết quả nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), Viễn thám (RS), Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), máy bay không người lái (UAV) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý Tài nguyên và Môi trường; nâng cao năng lực ứng dụng GIS, RS,GPS, UAV và AI trong quản lý nhà nước, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới. Hội thảo được kỳ vọng sẽ là nơi để các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, các học viên, sinh viên của các Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; Chuyên gia trong nước và quốc tế; Nhà quản lý từ các Bộ, Sở, Ban ngành liên quan; Các công ty, doanh nghiệp lĩnh vực GIS, RS, GPS, UAV, AI trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cũng như học thuật trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự Hội thảo 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh: Sự phát triển của hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ viễn thám (RS),hệ thống định vị toàn cầu (GPS), máy bay không người lái (UAV) và trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra nhiều hướng ứng dụng trong nhiều ngành khoa học và công tác quản lý, đặc biệt đối với lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

Theo bà Lan, để thích ứng nhanh, kịp thời và hiệu quả với trong bối cảnh đất nước, các Bộ ngành chuyển sang nền kinh tế số, kinh tế xanh thì đào tạo nguồn lực con người có ý nghĩa then chốt, quyết định. Với quan điểm đào tạo nguồn lực chất lượng cao theo hướng phát triển bền vững, kinh tế số, kinh tế xanh thì VNUA luôn sẵn sàng đồng hành cùng với các trường Đại học các Viện nghiên cứu cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng hành cũng với các doanh nghiệp, các địa phương trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức triển khai các hoạt động cùng doanh nghiệp, các địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực Hệ thống thông tin địa lý-GIS, Quản lý đất đai, Tài nguyên và môi trường.

leftcenterrightdel
 GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phát biểu khai mạc hội nghị.

Trong bầu không khí học thuật thẳng thắn, sôi nổi, với 40 phần trình bày bao gồm 5 phiên và một phiên chính: Quản lý rủi ro và giảm nhẹ thiên tai; Giám sát tài nguyên và chất lượng môi trường; Thay đổi sử dụng đất; Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường bền vững. Hội thảo được kỳ vọng sẽ là nơi để các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, các học viên, sinh viên của các Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; Chuyên gia trong nước và quốc tế; Nhà quản lý từ các Bộ, Sở, Ban ngành liên quan; Các công ty, doanh nghiệp lĩnh vực GIS, RS, GPS, UAV, AI trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cũng như học thuật trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

leftcenterrightdel
 GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi Trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tại Hội thảo GIS 2023.

Trong suốt 68 năm xây dựng và phát triển, VNUA vinh dự là một trong các cơ sở đào tạo có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đối với riêng lĩnh vực Quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường và ứng dụng công nghệ 3S (GIS, RS, GPS), AI và UAV, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 13.000 kỹ sư ngành Quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường; trên 1.200 kỹ sư ngành Nông hoá thổ nhưỡng; trên 2.600 cử nhân ngành Khoa học môi trường. Sau Đại học ngành Quản lý đất đai và Khoa học môi trường, Học viện đã đào tạo 3.149 thạc sĩ, 113 tiến sĩ. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của Bộ TNMT, Sở TNMT các tỉnh và kinh tế xã hội đất nước.

Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2023 đã kết thúc thành công tốt đẹp, góp phần đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay.

Ánh Dương