\r\n Cùng với các ý kiến trong loạt bài "Đất đai, nông dân mong gì?" (NNVN từ số ra ngày 13/3), GS.TS Đỗ Kim Chung, Trưởng bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách (Đại học Nông nghiệp Hà Nội), cho rằng, giao đất nông nghiệp thêm 20 năm là chưa hợp lý và cần thiết phải nới rộng hạn điền.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n GS.TS Đỗ Kim Chung
\r\n
\r\n Thưa giáo sư, được biết từ hơn mười năm trước, giáo sư là người đề xuất sửa Luật Đất đai theo hướng giao đất nông nghiệp lâu dài cho người sử dụng. Đến nay câu chuyện thời hạn giao đất vẫn là vấn đề thời sự nóng hổi, khi mới đây, Bộ TN-MT cho biết sẽ gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp thêm 20 năm nữa. Giáo sư đánh giá thế nào động thái trên của Bộ TN-MT, việc gia hạn như thế hợp lý không?
\r\n
\r\n Đúng đây là vấn đề thời sự nóng hổi. Hàng chục triệu nông dân cả nước và các nhà quản lý các cấp đang trông chờ vào quyết định tiếp theo của Chính phủ vì thời hạn giao đất chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa là hết. Vì chúng ta đã giao đất cho dân trong 20 năm từ năm 1993. Lẽ ra việc này phải suy tính và làm sớm hơn.
\r\n
\r\n Việc gia hạn thời gian giao đất là cần thiết. Nhưng chỉ giao thêm 20 năm nữa thì không hợp lý vì mấy lý do sau: Thứ nhất, thời hạn 20 năm là quá ngắn cho đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, với thời hạn này, không kích thích người dân đầu tư lâu dài vào đất đai, cải tạo đất, thâm canh. Hiện nay, có tới hơn 70-80% chủ trang trại, và hàng triệu nông dân đang băn khoăn lo lắng về vấn đề này. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
\r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n "Chúng ta cần giao đất lâu dài cho dân, để người dân thực sự làm chủ mảnh đất của họ. Nếu điều này được thực hiện thì Nhà nước và nhân dân sẽ có lợi. Dân có giàu thì nước mới mạnh mà",GS.TS Đỗ Kim Chung. \r\n | \r\n
\r\n \r\n
\r\n
\r\n Thứ hai, thời hạn này không đủ thời gian vật chất để cho nông dân có thể phát triển thành các trang trại sản xuất hàng hóa và có hiệu quả. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các nước trong khu vực và ngay cả ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp đã chỉ ra rằng, sự phát triển nông trại chủ yếu là nông trại gia đình, và cần nhiều thế hệ đầu tư trên mảnh đất đó. 20 năm chưa đủ cho một thế hệ thực hiện sự đầu tư.
\r\n
\r\n Thứ ba, giao đất cho dân là xác lập quyền tài sản về đất đai. Một khi quyền này được bó hẹp trong thời gian quá ngắn, sẽ cản trở người dân dùng đất đai để tiếp cận tới vốn tín dụng, góp vốn với các doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường.
\r\n
\r\n Theo tôi, với đất nông nghiệp cũng nên giao lâu dài như chúng ta đã giao lâu dài đất ở cho dân. Chỉ có giao lâu dài thì những vấn đề trên mới được giải quyết.
\r\n
\r\n Giáo sư có ý kiến gì về mức hạn điền hiện nay? Vấn đề hạn điền gây trở ngại gì trong quá trình sản xuất?
\r\n
\r\n Hầu hết các nước đất chật người đông họ đều có chính sách hạn điền. Tuy nhiên, chính sách này cần được nghiên cứu kỹ càng và uyển chuyển khi vận dụng.
\r\n
\r\n Việc hạn điền 3 ha hiện nay là quá nhỏ, gây khó khăn cho việc tích tụ đối với những hộ muốn làm ăn lớn cũng như doanh nghiệp. Vì hạn điền nhỏ sẽ xảy ra một số vấn đề: Thứ nhất cá nhân muốn sử dụng thêm thì phải thuê, mà thuê rất bấp bênh, chính quyền thích thu lúc nào là thu. Thứ hai, nhiều gia đình đã tách thành các hộ nhỏ trong khi chưa cần thiết để tách để tránh "vượt" hạn điền, ứng phó với chính sách. Vì thế, hạn điền của ta cần được nghiên cứu lại một cách khoa học và thực tiễn cho từng vùng. Ít nhất cũng phải nới rộng gấp 2-3 lần như hiện nay.
\r\n
\r\n Xin mạn đàm thêm một chút vấn đề sở hữu đất đai. Theo giáo sư, đã đến lúc Nhà nước cần "buông" sở hữu đất để nhân dân thực sự làm chủ mảnh đất của mình chưa? Giả sử dân được quyền sở hữu đất thì Nhà nước và nhân dân sẽ lợi gì so với mặt trái (giả sử có) của nó?
\r\n
\r\n Vấn đề sở hữu đất là một vấn đề lớn. Đất đai là một tài sản đặc biệt, là sản phẩm của biết bao thế hệ người dân, tốn bao xương máu, công sức mà tạo lập ra. Vì thế, đất đai ở quốc gia nào cũng thuộc quyền sở hữu của quốc gia đó. (Một cá nhân không được phép bán mảnh đất của mình cho người của quốc gia khác). Tuy nhiên, nói sở hữu này là nói trên phương diện bảo toàn toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Trên phương diện quản lý sử dụng đất, tùy theo chính sách của mỗi nước, mà hiến pháp của nước đó vẫn trao quyền "sở hữu" cho hộ, gia đình và cá nhân có khác nhau. Các nước có nền kinh tế phát triển, họ đã trao cho tư nhân lâu dài. Chính đây là điều kiện cho phát triển.
\r\n
\r\n Là người có nhiều công trình nghiên cứu sâu về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xin ông chia sẻ băn khoăn lớn nhất của ông về chính sách tam nông hiện nay?
\r\n
\r\n Đây là vấn đề lớn. Mặc dù đã có nghị quyết triển khai, nhưng ở nhiều địa phương vẫn còn lúng túng. Quan trọng là phải cụ thể hóa các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở từng thôn làng, từng xã, từng huyện, tỉnh là những vấn đề gì búc xúc, cần tháo gỡ, tháo gỡ như thế nào, một mặt tạo ra được cơ chế chính sách phù hợp, mặt khác phải thay đổi chiến lược đầu tư công cho nông nghiệp và nông dân, đầu tư những gì mà dân không thể tự mình làm được để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mặt khác, tăng cường sự tham gia của người dân và quá trình phát triển.
\r\n
\r\n Một số địa phương còn chạy theo phong trào khi làm mô hình nông thôn mới, cách làm vẫn dội ở trên xuống, quá dựa vào những nội dung tiêu chí đánh giá bề ngoài, chưa chú trọng những nội dung để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra việc làm và thu nhập của người dân. Cũng cần phải có tổng kết và đánh giá phương pháp làm và cách làm. Đây là quan trọng nhất vì với nguồn lực có hạn, đổi mới được phương pháp làm và cách làm sẽ giúp ta vượt qua được.
\r\n
\r\n Xin cám ơn giáo sư!