\r\n DIỄN VĂN
\r\n
\r\n KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
\r\n
\r\n TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
\r\n
\r\n VÀ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2011-2012
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n PGS.TS. Trần Đức Viên
\r\n
\r\n Hiệu trưởng
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Kính thưa đ/c Lê Hồng Anh, UVBCT, Thường trực BBT ĐCSVN!
\r\n
\r\n Kính thưa các đ/c lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan Trung ương!
\r\n
\r\n Kính thưa các đ/c lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các địa phương, các cơ quan, các doanh nghiệp trong nước!
\r\n
\r\n Kính thưa các đ/c nguyên là lãnh đạo Nhà trường, các đ/c cựu CBVC, cựu SV!
\r\n
\r\n Kính thưa các vị khách và các bạn quốc tế!
\r\n
\r\n Thưa các thày giáo, cô giáo, các CBVC và các em SV đang công tác, học tập tại trường!
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Ngày này cách đây vừa tròn 55 năm, Ngày 12/10/1956, Trường Đại học Nông Lâm, tiền thân của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội ngày nay, được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ trưởng Bộ Nông Lâm nước VNDCCH. Hôm nay, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường, ngày hội gặp mặt truyền thống của các thế hệ thày và trò; đồng thời hôm nay cũng là ngày khai giảng năm học mới, năm học 2011-2012.
\r\n
\r\n Trong ngày lễ trọng đại này, các thế hệ thày và trò Nhà trường rất vui mừng và vinh dự được đón đ/c Lê Hồng Anh, UV Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thay mặt Đảng, Quốc Hội, Nhà nước về dự Lễ kỷ niệm và Khai giảng năm học mới. Xin kính chúc đ/c luôn dồi dào sức khỏe, tiếp tục có nhiều thành công mới, cùng với Bộ Chính trị, Ban Bí Thư và TW Đảng lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi NQ Đại hội Đảng lần thứ XI!
\r\n
\r\n Nhà trường rất vui mừng và tự hào được đón các đ/c đại biểu là lãnh đạo các Bộ/Ban/Ngành ở TW, các đ/c lãnh đạo các tỉnh, thành, các địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, các thày, cô nguyên là lãnh đạo Nhà trường, các bác, các anh, các chị cựu CBVC, cựu SV, các vị khách và bạn bè quốc tế; đó là nguồn động viên, nguồn cổ vũ to lớn để thày và trò Nhà trường tiếp tục sự nghiệp đổi mới, tiếp tục thực hiện thắng lợi lời dạy của Bác Hồ khi Người về thăm trường ngày 24-5-1959: “đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi!”. Thay mặt Đảng ủy, BGH và toàn thể cán bộ, giáo viên, sinh viên đang công tác và học tập tại trường, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến đ/c Lê Hồng Anh, đến các đ/c lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành TW, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các địa phương, các cơ quan, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các quý vị đại biểu và khách quý đã luôn quan tâm giúp đỡ Nhà trường, hôm nay lại dành thời gian về dự Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường và khai giảng năm học mới. Kính chúc các quý vị đại biểu và khách quý luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thanh công!
\r\n
\r\n Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý!
\r\n
\r\n Thưa các thày giao, cô giáo và các em SV!
\r\n
\r\n Trường ĐH Nông Lâm là một trong bốn trường đại học đầu tiên của nước VNDCCH, được thành lập sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Bác Hồ đã trực tiếp cử một số cán bộ đảng viên và trí thức yêu nước về xây dựng Trường. Bác mong muốn đào tạo được nhiều kỹ sư nông nghiệp phục vụ cho đất nước vốn đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, để sớm đưa nông nghiệp Việt Nam trở nên hiện đại, nông thôn Việt nam sớm trở nên giàu đẹp.
\r\n
\r\n Trong thời kỳ đầu mới thành lập, trường có 3 khoa với 4 ngành đào tạo,27 giáo viên, 467 sinh viên;cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, thiếu thốn, giảng đường, phòng thí nghiệm chỉ là tranh, tre, nứa lá, phòng thực tập mớicó vài chiếckính hiển vi đơn sơ. Nhưngngay từ những ngày đầu sơ khai ấy, giáo viên đã thi đua thực hiện 3 hoá: “Chuyên môn hoá, Việt Nam hoá,Tinh giản hoá”; sinh viên có phong trào thi đua "Học tập tốt, lao động tốt". Những giống lúa cấp quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam mới như 813, 828,VN1, NN1 ngắn ngày, năng suất cao đã được Nhà trường tạo ra trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và thiếu thốn ấy. Một số thành tựu khác như chọn tạo giống cây ăn quả, mô hình trại nuôi bò sữa, nhân giống lợn nội và ngoại, cho cá đẻ nhân tạo... là những thành tựu đã tạo lên uy tín và vị thế ban đầu của mộttrường đại học non trẻ trong xã hội.
\r\n
\r\n Trong những tháng năm ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Nhà trường đã gửi ra mặt trận hàng ngàn cán bộ và sinh viên ưu tú nhất, đa số họ là những người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ Quốc, một số là lực lượng nòng cốt xây dựng nên Ban NN-TW Cục miền Nam. Ít người biết rằng, trong khói lửa của cuộc chiến tranh những năm 60-70 của thế kỷ trước, trên các vùng căn cứ của cách mạng miền Nam, và ngay cả ở vùng bị tạm chiếm, các cựu SV trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã là tác giả của các biện pháp gieo sạ khác nhau: sạ khô, sạ gác, sạ ngầm; của phong trào lên líp nâng cao mặt ruộng, rửa chua phèn, cải tạo đất, phát triển vụ lúa hè thu, phong trào lên vuông kết hợp trồng lúa, nuôi cá và trồng cây ăn quả,… góp phần quan trọng trong cung cấp lương thực cho CM. Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn không có dịp được quayvề mái trường xưa, nhưng họ đãđể lại những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Trong thời kỳ này,Nhà trường cònvừa chia sẻ lực lượng để thành lập thêm các trường đại học mới, các viện nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội của hậu phương lớn miền Bắc, vừa tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo vàNCKH,chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Lịch sử phát triển nông nghiệp và nông thôn nước nhà mãi mãi ghi nhận những đóng góp quan trọng và nổi bật của Trường ĐHNNHN trong chuyển đổi vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân,với các giống lúa cấp quốc gia do Nhà trường tạo ra như ĐX2, ĐX3, ĐX4, ĐX5, VN10, VN20… có khả năng thâm canh và cho năng suất cao;phát triển vụ đông, đẩy mạnh phong trào “5 tấn thóc, 2 con lợn /1 lao động/1 ha gieo trồng”, nghiên cứu sử dụng phân lân, sử dụng bèo hoa dâu trong thâm canh lúa, xây dựng bờ vùng bờ thửa, kỹ thuật gieo vãi lúa, làm mạ sân, tiêm phòng và chữa bệnh gia súc, phát triển lợn lai kinh tế,đưa máy móc về đồng ruộng (với cácmẫu máy nông nghiệp thay thế cho các khâu lao động vất vả nhất của người nông dân: máy đạp lúa, máy cày sá nhỏ, bánh lồng đại học nông nghiệp, máy cắt cói…là các sản phẩm của Trường), tổ chức lại sản xuất, đổi mới quản lý hợp tác xã, v.v… là những bước tiến rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc thời bấy giờ, góp phần đắc lực cho phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.
\r\n
\r\n Đất nước thống nhất, khó khăn chồng chất của những ngày đầu vừa ra khỏi chiến tranh, thày và trò Nhà trường vừa giữ vững truyền thống “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, vừa đẩy mạnh NCKH. Những giống lúa mới năng suất cao (như T125, A3, A4, A5…), các mẫu máy nông nghiệp mới (máy nghiền trục đứng, máy trộn thức ăn gia súc, máy thái củ, máy băm vùi thân lá dứa, máy rũ đay ngâm…) vẫn tiếp tục ra đời và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào phát triển vườn quả Bác Hồ, mô hình VAC mở rộng khắp miền Bắc, có cội nguồn từ những thành công trong lai ghép cây ăn quả và phát triển vườn quả của trường ĐHNNHN. Đặc biệt, trong thời kỳ này,hàng ngàn lượt thầy cô giáo và sinh viên của trường đã phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y, Viện Quy hoạch thiết kế NN, tiến hành các chương trình điều tra tình hình dịch bệnh gia súc ở các tỉnh phía Nam, điều tra cơ bản nông nghiệp và đất đai Tây Nguyên, điều tra tính chất nông hoá đất ở tất cả các tỉnh, huyện và tham gia xây dựng bản đồ thổ nhưỡng toàn quốc. Các chương trình khoa học này đã cung cấpnhững cứ liệu khoa học hết sức quan trọng cho công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nước. Đồng thời một bộ phận cán bộ, giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm của Trường đã được cử vào tiếp quản, tham gia xây dựng và phát triển nhiều trường ĐH, Viện NC ở các tỉnh phía nam, bổ sung cán bộ lãnh đạo cho nhiều tỉnh, thànhvừa giải phóng.
\r\n
\r\n Đất nước đổi mới, mở cửa; quá trình hội nhập trên các lĩnh vực diễn ra hết sức mạnh mẽ với những tiến bộ vượt bậc của KHCN, đã tạo ra những cơ hội và vận hội mới, đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới to lớn đối với Nhà trường. Phương châm của Nhà trường trong thời kỳ này là "đoàn kết - đổi mới -hội nhập -phát triển".Nhà trường đã kiên trì và tích cực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về đào tạo, NCKH và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng yêucầu phát triển của các thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trườngcó sự quản lý của nhànước.
\r\n
\r\n Trong những năm gần đây trường ĐHNNHN đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý hành chính, quản lý đào tạo, NCKH và chuyển giao CN, đáp ứng kịp thời tinh thần của NQ TW7 (Khóa X) về NN, NT, ND, và xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Trên tinh thần thực học, thực nghiệp và lấy người học làm trung tâm, Nhà trường đã xây dựng Chiến lược phát triển trường, Quy hoạch phát triển tổng thể, Quy hoạch phát triển chi tiết trường đến 2020 với mục tiêu xây dựng trường thành trường ĐH nghiên cứu đa ngành tiêu biểu trong hệ thống các trường ĐH của đất nước, tiên tiến trong khu vực, đủ sức giải quyết những vấn đề mang tầm quốc gia và thời đại, chủ động tham gia sâu rộng và hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
\r\n
\r\n Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà trường đặc biệt coi trọng công tác xây dựng đội ngũ. Nhà trường hiện có gần 1.300 CBVC hiện đang giảng dạy, NCKH và phục vụ tại 13 khoa, 14 phòng ban, 14 viện, trung tâm nghiên cứu, công ty; trong đó có trên 700 CBGD, gần 300 nghiên cứu viên, 75 giáo sư, phó giáo sư, 25% CBGD có học vị Tiến sỹ, trên 40% CBGD có học vị Thạc sỹ, hầu hết số tiến sỹ và thạc sỹ này được đào tạo từ các nước có nền giáo dục và khoa học tiên tiến. Công tác xây dựng đội ngũ, kiện toàn bộ máy và đổi mới cơ chế quản lý đạt nhiều bước tiến quan trọng trên tinh thần tinh giản, gọn nhẹ, chuyên nghiệp, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy SV làm đối tượng phục vụ. Trên cơ sở chuẩn hoá chương trình đào tạo, chuẩn hoá đầu ra của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường tiến hành thực hiệnchuẩn hoá đội ngũ, khuyến khích cán bộ giảng dạy áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hàng năm tuyển mới gần 100cán bộ giảng dạy mới và đồng thời cũng gửi hàng trăm CBGD trẻ đi đào tạo SĐH đi học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài.
\r\n
\r\n Đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, quy mô đào tạo của Nhà trường, nhất là đào tạo SĐH, tăng mạnh trong những năm gần đây. Nhà trường đã mở nhiều ngành nghề đào tạo mới, Trường hiện có 46 chuyên ngành đào tạo đại học, 16 chuyên ngành cao học và 20 chuyên ngành tiếnsĩ; thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo.Cùng vớiviệc đào tạo cán bộ KHKT và quản lý trình độ cao, nhà trường còn coi trọng công tác đào tạo cán bộ công chức cấp cơ sở, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước vềxây dựng nông thôn mới. Nhà trường đã mở ra nhiều chương trìnhđào tạo liên kết trình độ ĐH và SĐH với các trường ĐH, viện NC danh tiếng của nước ngoài như UC Davis, ĐH Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ), ĐH Waginigen (Hà Lan), ĐH Liege (Bỉ, học viện kỹ thuật châu Á (AIT, Thái Lan)… Hiện nay Nhà trường tuyển mới hàng năm trên 6.000 sinh viên hệ chính quy, 1.250 học viên cao học và trên 60 NCS; quy mô sinh viên hàng năm hiện nay của trường ở tất cả các hệ đào tạo lên tới trên 23.000 người. Quy mô mở rộng, nhưng chất lượng đào tạo luôn được củng cố và nâng cao; vì vậy, vị thế và uy tín của Nhà trường trong xã hội ngày càng được tăng cường, ngày càng có nhiều thí sinh đăng ký dự thi vào trường. Trong những năm gần đây hàng năm có từ 48.000 đến 52.000 thí sinh đăng ký dự thi vào trường; 84% SV tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 6 tháng, 93% có việc làm sau 1 năm.
\r\n
\r\n Khắc phục khó khăn, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, luôn bámsát thực tiễn là phương châm hành động của các nhà khoa học trường ĐHNNHN. Vì vậy, công tác NCKHvà sáng tạo công nghệ, chuyển giao TBKT luôn đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong những năm gần đây, các nhà KHcủa Trường đã thực hiện trên 70 đề tài, chương trình cấp nhà nước, trên 1.400 đề tài, chương trình cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở, hàng trăm đề tài, dự án hợp tác quốc tế. Các nhà khoa học của trường đã đi đầu trong việcứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo các giống cây trồng ưu thế lai,làm chủ công nghệ vi nhân giống, đồng tác giả công trình lợn lai năng suất và chất lượng cao; các giống lúa lai 2 dòng đầu tiên mang thương hiệu VL và TH (VL20, VL50, TH3-3, TH3-4, v.v…), các giống cà chua lai đầu tiên mang thương hiệu HT (HT7, HT21, HT46, v.v…), các loại phân viên nén mang thương hiệu HUAcủa Việt Nam đều do các nhà khoa học của Nhà trường tạo ra;trong đó có nhiều công trình có giá trị thương mại hoá cao đã được áp dụng rộng rãi vào sản xuất ở nhiều địa phương... Cùng với các giống cây, con mới là các tiến bộ kỹ thuật về canh tác tiết kiệm chi phí, thử nghiệm thành công vụcà chua xuân hè,nhân nhanh khoai tây giống sạch bệnh, phát triển công nghệ khí canh, sản xuất các enzyme xử lý và chế biến rác thải hữu cơ, chế tạo một số vacxin chịu nhiệt, vacxin dịch tả vịt, xác định các loại vius gây bệnh nguy hiểm cho cây trồng và vật nuôi bằng công nghệ phân tích phân tử và giải trình tự gen, chế tạo gần 40 mẫu máy nông nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng GIS và viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất, trong quản lý tài nguyên và dự báo, phòng chống thiên tai, nghiên cứu về bảo quản và chế biến nông sản, về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý, về phân tích ngành hàng, phân tích chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động,liên kết cùng với địa phương xây dựng hàng loạt mô hình sản xuất hợp lý và mô hình hợp tác, liên kết mới, hiệu quả trên các vùng sinh thái khác nhau trong quá trình xây dựng nông thôn mới, v.v… Số lượng các ấn phẩmcủa các nhà khoa học trường ĐHNNHN xuất hiện ngày càngnhiều trên các tạp chí khoa học trong nước và tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, một trong những ấn phẩm đó là cuốn Từ điển BKNNVN mà Quý vị có trong ngày hôm nay. Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên đạt thành tích xuất sắc, nhiều công trình đã giành được giải thưởng VIFOTEC, đã nhận được bằng khen của nhiều Bộ/ngành và các địa phương.Kinh phí NCKH, luôn cao hơn 25% tổng nguồn thu của Trường. Tạp chí Khoa học và Phát triển của Trường xuất bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, được cộng đồng khoa học trong nước đánh giá cao, là một trong các tạp chí được HĐ CDGS NN cho điểm tối đa.
\r\n
\r\n Hợp tác quốc tế phát triểntrên tầm cao mới trong nhiều lĩnh vực đào tạo, NCKH, trao đổi thông tin,... đã góp phần quan trọng nâng dần vị thế của Trường trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào cộng đồng các trường đại học trên thế giới. Trường đang có quan hệ hợp tác với 58 trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín chuyên môn cao của nước ngoài, và với nhiều tổ chức quốc tế. Các dự án hợp tác quốc tế mang lại hiệu quả to lớn và thiết thực: nhiều phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế do JICA, WB, Bỉ và Úc tài trợ. Năm năm gần đây đã có gần 2.000 lượt CBGD được cử đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài, trong đó có 159 người đi đào tạo thạc sĩ và 137 CBGD khác được cử đi đào tạo Tiến sĩ; đồng thời, Nhà trường cũng tiếp nhận hàng 100 thực tập sinh đến từ Mỹ, Úc, Đức, Đan mạch, Bỉ, Nhật bản, Hàn Quốc, Czech và nhiều nước khác; Nhà trường còn đào tạo cho các nước bạn Lào và Campuchia gần 500 kỹ sư và thạc sỹ, tiến sỹ các ngành kỹ thuật và quản lý kinh tế; và hiện đang đào tạo kỹ sư cho nước CH Môzămbích.
\r\n
\r\n Về tăng cường cơ sở vật chất, chỉ tính riêng 10 năm qua nhà trường đã xây dựng mới trên 60.000 m2nhà làm việc, giảng đường, nhà ở sinh viên, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành, trong đó có nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, tương đương với các phòng TN của các nước tiên tiến trong khu vực. Nhiều công trình mới như Quảng trường Bùi Huy Đáp, Thư viện Lương Định Của, Giảng đường Nguyễn Đăng, Nhà thi đấu đa năng, Nhà khách công vụ, KTX sinh viên C2, C3, KTX cho SV nước ngoài và nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác đã và đang được đầu tư hoàn thiện đã làm cho cảnh quan nhà trường thêm khang trang, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho SV và CBVC. Đồng thời với việc tích cực hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên diện tích gần 200ha tại Hà Nội, nhà trường cũng đang đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép mở thêm cơ sở 2 tại Hưng Yên, xây dựng Trung tâm NC hoa và cây ôn đới tại Sapa, Trung tâm NC biến đổi khí hậu và quan trắc môi trường tại Nam Định… các cơ sở đào tạo và NCKH mới này chắc chắn sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc khẳng định vị thế của trường ĐHNNHN.
\r\n
\r\n Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác dạy SV thành những công dân có lý tưởng, có lối sống hướng thiện, có tư cách đạo đức, có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, đồng thời với việc đào tạo kiến thức, kỹ năng, tay nghề để sau khi ra trường các em có thể đáp ứng thị trường lao động rộng lớn của thời kỳ hội nhập. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà trường không ngừng tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức trong hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; triển khai sâu rộng và thiết thực Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
\r\n
\r\n Công tác xây dựng Đảng luôn được Đảng bộ Trường quan tâm, mối quan hệ công tác giữa Đảng – Chính quyền – Công đoàn thể hiện sự gắn bó, đoàn kết nhất trí cao và hiệu quả. Trong 5 năm gần đây, Đảng bộ trường đã kết nạp đượctrên 400 đảng viên mới, trong đó có hơn 300 đảng viên mới là sinh viên. Liên tục trong 20 năm qua, Đảng bộ Trường được Thành uỷ Hà Nội công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
\r\n
\r\n Công đoàn trườngđã phát huy tốt chức năng tổ chức, động viên cán bộ đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tham gia tích cực và hiệu quả các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu khoa học tốt, phục vụ tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội trong Trường.
\r\n
\r\n Công tác thanh niênthu được nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, của Hội Sinh viên về "học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp"; phong trào thanh niên phấn đấu vào Đảng đã có tác dụng lôi kéo đoàn viên thanh niên tích cực học tập và tu dưỡng để trở thành các công dân có lý tưởng, có hoài bão, các cán bộ ‘vừa hồng vừa chuyên’ của đất nước trong tương lai.
\r\n
\r\n Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cán bộ viên chức và sinh viên là công việc được Đảng ủy, BGH thường xuyên quan tâm, đó là một biện pháp động viên thiết thực, tạo điều kiện tốt hơn cho CBVC yên tâm công tác, thêm yêu trường, yêu nghề, tạo động lực mạnh mẽ cho Nhà trường phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.
\r\n
\r\n Kính thưa quý vị đại biểu và khách quý!
\r\n
\r\n Thưa các thày giáo, cô giáo và các em SV!
\r\n
\r\n Qua 55 năm không ngừng phát triển, trường ĐHNNHN đã đào tạo cho đất nước gần 70.000 kỹ sư và cử nhân, gần 3.500 thạc sĩ, trên 350 tiến sỹ; đội ngũ cán bộ do Trường đào tạo chiếm trên 65% số cán bộ KHKT và quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước, họ vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, vừa có trình độ chuyên môn cao, đã và đang là lực lượng nòng cốt trên mặt trận KHKT và quản lý kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở khắp mọi miền Tổ quốc; trong số họ, nhiều người đã trở thành các nhà khoa học có uy tín cao, nhiều nhà giáo mẫu mực, nhiều doanh nhân tiêu biểu, nhiều cán bộ lãnh đạo và quản lý tài giỏi, từ cơ sở sản xuất đến lãnh đạo một số bộ ngành trung ương, có 8 cựu cán bộ, sinh viên của Trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, 2 cựu SV là Anh hùng LLVTND, 2 cô giáo được nhận giải thưởng Kovalepskaia,trên 80nhà giáo được vinh danh là Nhà giao Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, gần 200 nhà giáo được nhận chức danh GS, PGS, gần 100 nhà giáo và SV được nhận giải thưởng VIFOTEC, được trao bằng lao động sáng tạo; ba công trình và cụm công trình KH được trao giải thưởng Hồ Chí Minh,nhiều công trình vàcụm công trình khoa học được trao giải thưởng Nhà nước, hàng trămtiến bộ kỹ thuật, giống mới, biện pháp canh tác mới, biện pháp quản lýmới… được công nhận và áp dụng rộng rãi vào sản xuất.
\r\n
\r\n Với những cống hiến to lớn ấy, Nhà trường đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Chính phủ, của các Bộ, ngành, các địa phương và của các nước bạn Lào, Campuchia. Đồng thời, Nhà trường cũng vinh dự được đón Bác Hồ và các đ/c lãnh đạo Đảng, Chính phủ về thăm như các đ/c Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Thị Bình, Trương Tấn Sang; và hôm nay, là đ/c Lê Hồng Anh.
\r\n
\r\n Kính thưa quý vị đại biểu và khách quý!
\r\n
\r\n Thưa các thày giáo, cô giáo và các em SV!
\r\n
\r\n Hơn nửa thế kỷ không ngừng phát triển, Nhà trường luônthực hiện sống động 3 nguyên lý của quá trình đào tạo"Học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội"; vì vậy, Trường ĐHNNHNluôn là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu tiên tiến về khoa học-kỹ thuật, về kinh tế và chính sách nông nghiệp,nông thôn của cả nước. Nhiều công trình khoa học, nhiều quy trình công nghệ, nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhiều cải tiến quản lý do các thế hệ thày và trò Nhà trường sáng tạo ra đã có những đóng góp xuất sắc, bằng cả lý luận và thực tiễn,chosựnghiệp phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và nông thôn Việt Nam văn minh, giàu đẹp.
\r\n
\r\n Sự nghiệp xây dựng và phát triển Trường ĐHNNHN như một cuộc chạy tiếp sức không phút giây ngừng nghỉ của lớp lớp các thế hệ thày và trò. Nhà trường mãi mãi ghi nhớ công lao và đóng góp to lớn của các nhà giáo, các cựu SV, bằng những việc làm có tên và không tên của mình, đã dệt nên những trang sử truyền thống vẻ vang của Nhà trường. Thế hệ ngày nay đang kế thừa xuất sắc truyền thống vẻ vang đó, tiếp tục đoàn kết để đổi mới và đổi mới hơn nữa, sáng tạo và sáng tạo hơn nữa, luôn “cố gắng không ngừng” trong các hoạt động của Nhà trường, để Nhà trường và mỗi thày cô giao, mỗi em SV đều “tiến bộ mãi”; để xây dựng môi trường GD trung thực, lành mạnh và hiện đại, môi trường NCKH trung thực, tự do và sáng tạo, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người học, nhu cầu của xã hội và yêu cầu cấp thiết phát triển Nhà trường; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam, về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; luôn xứng đáng là trường đại học trọng điểm quốc gia, trường đại học Anh hùng.
\r\n
\r\n Cùng với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của mình, Trường ĐHNNHN còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ to lớn và hiệu quả của Đảng, CP, các Bộ/ngành TW, mà trước hết là của Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ KHCN, Bộ TNMT; của nhân dân và lãnh đạo các tỉnh thành trong cả nước, mà trước hết là của nhân dân và lãnh đạo Tp. Hà Nội, huyện Gia Lâm, Thị trấn Trâu Quỳ; của cán bộ và nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh đã chở che, đùm bọc, giúp đỡ thày và trò Nhà trường trong những tháng năm sơ tán; của của các Trường, các Viện NC, của các cơ quan, doanh nghiệp và của bạn bè quốc tế. Đó là những nguồn lực vô cùng quan trọng để trường ĐHNNHN phát huy truyền thống vẻ vang trong quá khứ, tiếp tục đổi mới và phát triển, vững bước trên con đường xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước.
\r\n
\r\n Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý, kính thưa các GS, thưa các thày cô giao và các em SV!
\r\n
\r\n Đã thành truyền thống, ngày thành lập trường cũng là ngày Khai giảng năm học mới. Thay mặt Nhà trường tôi xin tuyên bố khai giảng năm học 2011-2012, năm học triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trong toàn đảng, toàn dân. Trong ngày khai giảng này, cho phép tôi được nhắc lại với các thày cô giáo, các em SV và học viên đang công tác và học tập tại trường hai lời dạy của Bác Hồ. Lời dạy thứ nhất, dành cho HS, SV: trong thư gửi học sinh ngày 5/9/1945, Bác viết “Non sông Vn có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy thứ hai, Người nói tại lớp học chính trị cho giáo viên, ngày 13/9/1958 “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà… Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”. Thiển nghĩ, hai lời dạy đó chính là tư tưởng HCM về GD&ĐT, mà Người muốn để lại cho các thế hệ mai sau.
\r\n
\r\n Một lần nữa, xin được kính chúc sức khoẻ và cám ơn đ/c Lê Hồng Anh, kính chúc sức khỏe và cảm ơn các đ/c lãnh đạo các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố, các địa phương, các cơ quan, các tổ chức, các doanh nghiệp, các vị khách và bạn bè quốc tế, các đ/c lãnh đạo trường các thời kỳ, các đại biểu cựu cán bộ, cựu sinh viên, các vị khách quý, các thày cô giáo và các em sinh viên có mặt tại Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường ĐHNNHN & khai giảng năm học mới.
\r\n
\r\n Xin trân trọng cám ơn!
\r\n