\r\n  

\r\n

\r\n Vào ngày 31/5 hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm Ngày Thế giới không thuốc lá, nhấn mạnh vào những rủi ro sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc lá và ủng hộ các chính sách hiệu quả để giảm mức tiêu thụ thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu (sau tăng huyết áp) và hiện nay trên thế giới cứ 10 người trưởng thành có 1 người chết vì thuốc lá.

\r\n

\r\n Đại Hội Đồng Y tế thế giới sáng lập ra Ngày Thế giới không thuốc lá vào năm 1987 nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đối với nạn dịch thuốc lá và những tác hại gây chết người của nó. Đây là dịp để nhấn mạnh các thông điệp về kiểm soát thuốc lá cụ thể và tăng cường tuân thủ Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO. Hút thuốc là nạn dịch số một có thể ngăn chặn được mà cộng đồng y tế phải đối mặt.

\r\n

\r\n “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” - câu nói này dường như đã quá quen thuộc, nhưng thông điệp cốt lõi của câu nói này được bao nhiêu người quan tâm? Kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2010 cho thấy Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới; nghiên cứu của Viện chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 cũng cho thấy hơn 11% số ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh có liên quan đến thuốc lá.

\r\n

\r\n Với tỷ lệ hơn 50% nam giới từ tuổi trưởng thành trở lên hút thuốc lá, Việt Nam đã xếp vào hàng các nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 40 ngàn người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá (chưa kể số người tử vong do hút thuốc thụ động). Mặc dù công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được triển khai rộng khắp, nhưng tỉ lệ người hút thuốc lá vẫn không giảm.

\r\n

\r\n Các chuyên gia y tế khuyến cáo khói thuốc có chứa nhiều độc tố, trong đó có 43 chất gây bệnh ung thư. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hại hơn khói thuốc do người hút thở ra, vì nó chứa nhiều chất độc hại gấp 21 lần. Hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dễ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm: chết đột tử, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp và mãn tính, viêm tai giữa cấp và mãn tính, gây ra bệnh hen và làm trầm trọng thêm bệnh hen, làm giảm tốc độ phát triển chức năng phổi... Vì thế, hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến những người chung quanh, để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội.

\r\n

\r\n Namnữ thanh niên hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau, nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong thời gian có thai dễ bị đẻ non, thai nhi nhẹ cân, thể chất giảm sút dễ sinh bệnh tật. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người xung quanh tuy không hút thuốc cũng thành "hút" khói thuốc lá và dễ bị ung thư.

\r\n

\r\n Ở Việt Nam, từ ngày 01/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng (Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện công ước khung về kiểm soát thuộc lá). Theo đó, từ ngày 01/01/2010, nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng như: ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hoá, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tại nơi cấm hút thuốc lá phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá”. Tại các nơi công cộng trong nhà (nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, trung tâm triển lãm, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng) và khu vui chơi, giải trí trong nhà, các nhà hàng, quán bar, karaoke, khách sạn, vũ trường chỉ được phép hút thuốc tại khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá; những nơi dành riêng cho người hút thuốc lá cần có thông khí riêng biệt.

\r\n

\r\n Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá do Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia tổ chức từ ngày 25 đến 31-5 hằng năm, cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội kiên quyết nói không với thuốc lá. Nhà trường đã thực hiện một số hình thức tuyên truyền như treo băng rôn, khẩu hiệu vận động cán bộ, giảng viên, sinh viên không hút thuốc lá; thực hiện các buổi phát thanh phân tích tác hại của thuốc lá, vận động cán bộ, giảng viên, sinh viên nói không với thuốc lá… Mặc dù chưa đánh giá được cụ thể tỉ lệ người bỏ hoặc giảm hút thuốc lá, nhưng qua theo dõi, kiểm tra, giám sát, Nhà trường chúng ta đã ghi nhận được là không còn thấy người hút thuốc trong phòng làm việc, phòng họp hay trong lớp học. Đã từ lâu, trong giảng đường, sân trường, trong khuôn viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã vắng bóng hình ảnh điếu thuốc lá và khói thuốc lá. Các vật dụng liên quan đến thuốc lá như gạt tàn, bật lửa không còn đặt công khai tại các phòng làm việc ở khu vực phòng hành chính, phòng chờ của giảng viên.

\r\n

\r\n Có thể nói, công cuộc vận động và thực hiện “nói không với thuốc lá” đã, đang và sẽ duy trì thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt đẹp ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Bỏ thuốc lá đã trở thành một phong trào rộng rãi trên thế giới, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển cũng đều quan tâm tới vấn đề này Loại bỏ thuốc lá khỏi đời sống là việc nên làm vì quyền được sống trong môi trường trong lành - hãy từ bỏ thuốc lá vì bạn và những người chung quanh bạn.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Nhân tuần lễ quốc gia hưởng ứng “Ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5” do Việt Nam phát động từ ngày 25/5 đến 31/5/2013: CHÚNG TA HÃY ĐỒNG LÒNG NÓI KHÔNG VỚI THUỐC LÁ

\r\n