Ngày 28 tháng 4 năm 2023, nhóm nghiên cứu mạnh của Trung tâm Giáo dục thể chất và thể thao đã tổ chức hội thảo báo cáo chuyên đề theo kế hoạch tại phòng họp của Nhóm Nghiên cứu mạnh.
leftcenterrightdel
 Các chuyên đề tại buổi báo cáo

Tham gia buổi báo cáo chuyên đề có mặt đầy đủ thành viên trong nhóm nghiên cứu mạnh là các giảng viên Bộ môn GDTC. Mở đầu buổi báo cáo, trưởng nhóm ThS. Nguyễn Xuân Cừ đã nêu các yêu cầu cũng như ý nghĩa của buổi báo cáo chuyên đề tháng 4/2023. Tại buổi báo cáo có 02 chuyên đề của tổ 3 Nhóm Nghiên cứu mạnh tại Trung tâm.

Chuyên đề 1, Thạc sĩ Cao Hùng Dũng cho thấy từ tình hình thực tiễn giảng dạy, huấn luyện môn Cầu lông cho nam SV đội tuyển Cầu lông Học viện, sinh viên tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật môn Cầu lông rất tốt nhưng lại không có đủ thể lực chuyên môn để thực hiện các kỹ thuật tấn công, phòng thủ có hiệu quả. Chính vì vậy, thực tiễn đòi hỏi cần phải nghiên cứu “Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển Cầu Lông Học viện Nông Nghiệp Việt Nam”.

Kết quả, chuyên đề đã lựa chọn được 20 bài tập phát triển Thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu gồm 4 nhóm bài tập:

- Nhóm 1: Các bài tập phát triển sức mạnh, 04 bài
- Nhóm 2: Các bài tập phát triển sức nhanh, 06 bài
- Nhóm 3: Các bài tập phát triển sức bền, 04 bài
- Nhóm 4: Các bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động, 06 bài

Đồng thời, chuyên đề đã lựa chọn được 06 test đánh giá trình độ phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên đội tuyển Cầu lông Học viện Nông Nghiệp Việt Nam gồm:

- Test 1: Bật nhảy đập cầu mạnh 40 quả (s)
- Test 2: Lăng vợt nặng mô phỏng động tác đập cầu 30s (lần)
- Test 3: Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s)
- Test 4. Di chuyển tiến lùi mô phỏng động tác đập, bỏ nhỏ sát lưới 1 phút (lần)
- Test 5: Di chuyển 4 góc sân 10 lần (s)
- Test 6. Di chuyển phối hợp đập cầu vào ô 1 phút (lần)

Chuyên đề 2 do Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn trình bầy có tên “Quy trình và kỹ thuật thiết kế câu hỏi trong dạy học môn Giáo dục thể chất đại cương cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam”. Chuyên đề được đánh giá có tính mới lạ, sáng tạo, gây hứng thú cho sinh viên khi học nội dung lý thuyết của môn học Giáo dục thể chất.

Chuyên đề đưa ra kết luận: Để xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm phát huy năng lực sinh viên, giảng viên phải xác định mục tiêu bài học và những năng lực mà học viên có được sau quá trình học tập, bồi dưỡng. Sau đó, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để chuẩn bị những câu hỏi phù hợp với năng lực cần hình thành. Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của sinh viên một cách liên tục. 

Hệ thống câu hỏi giúp cho giảng viên biết được năng lực của sinh viên và chất lượng bài giảng để có kế hoạch hiệu quả và phù hợp cho những bài dạy khác, những lớp khác. 

Khi lên lớp môn GDTC Đại cương, giảng viên phải luôn thống kê và phân loại hệ thống câu hỏi trước và sau khi dạy để rút kinh nghiệm cho những giờ dạy sau có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Buổi báo cáo diễn ra thành công tốt đẹp và đã nhận được sự đóng góp sôi nổi, có chất lượng từ các thầy cô trong nhóm nghiên cứu. Đây cũng là một trong số các hoạt động thường xuyên của nhóm NCM Trung tâm GDTC&TT. Từ các kết quả của báo cáo trên đã giúp cho các giảng viên trẻ trong Trung tâm có thêm kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, và là tiền đề gợi mở các hướng nghiên cứu mới, cũng như các đề tài nghiên cứu trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại buổi báo cáo

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Lê Thị Kim Lan

Nhóm NCM-Trung tâm GDTC&TT