Là đề tài do Ths. Nguyễn Thị Thu Hà – Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường triển khai thực hiện nghiên cứu từ năm 2015 – 2016 đã được Hội đồng khoa học của Khoa nghiệm thu vào cuối tháng 8 vừa qua.

Nội dung của đề tài: (i) Đánh giá khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải của tảo Chlorella vulgaris; (ii) Thiết kế, xây dựng và đánh giá tiềm năng ứng dụng của mô hình xử lý nước thải giàu dinh dưỡng Nitơ và photpho từ bể phốt.

Sau 01 năm nghiên cứu, đề tài đã đạt được kết quả như sau:

Về khoa học: nghiên cứu đã xác định vi tảo Chlorella vulgaris có khả năng xử lý nước thải giàu dinh dưỡng Nitơ và photpho từ bể phốt trên quy mô nhỏ trong hệ thống biorector, và trên quy mô pilot (1,2m3) ngoài trời đều đạt hiệu quả tương ứng 87,55 và 76,90% đối với N và P dạng tổng số; 94,6% và 95,1% đối với dạng dễ tiêu; đồng thời cũng đạt hiệu quả cao đối với chất hữu cơ (88,9% đối với COD) thông qua cơ chế tăng oxy hòa tan cung cấp cho vi sinh vật hoại sinh.

Công trình khoa học đã công bố: Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Minh Hoàng, Đỗ Thủy Nguyên, Trịnh Quang Huy (2016), Ứng dụng tảo Chlorella vulgaris loại bỏ Nitơ và Photpho trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại, Kinh tế sinh thái, số 51.

Về mặt ứng dụng: Hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng (Hình 3) có tính linh hoạt cao, có thể thay đổi phù hợp với nhiều công nghệ xử lý khác nhau: các quá trình cơ học, các quá trình sinh học lơ lửng, các quá trình màng… Trong tương lai có thể phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy các môn học: Công nghệ môi trường, Kỹ thuật xử lý nước thải, Thực tập nghề nghiệp.

Về mặt đào tạo: 04 sinh viên, 01 thạc sỹ ngành Khoa học môi trường


Hình 1.  Bố trí thí nghiệm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý


Hình 2. Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải quy mô pilot


Hình 3.  Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý trên quy mô pilot