\r\n Cá trắm đen là loài có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại cá khác như cá chép, cá quả. Trong y học, thịt cá trắm đen được người Trung Quốc sử dụng như một loại thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Thịt cá là thức ăn tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch. Vì vậy, thịt cá trắm đen rất được ưa chuộng trên thị trường. Trong thực tiễn hiện nay sản lượng cá trắm đen ở các vực nước tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, với nguy cơ diệt chủng ở mức độ V vì vậy loài cá này cần được đầu tư nghiên cứu kịp thời nhằm phục hồi và phát triển. TS. Kim Văn Vạn - bộ môn Nuôi trồng thủy sản cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá trắm đen bán thâm canh tại Hải Dương” nhằm nhân rộng mô hình nuôi cá trắm đen, bảo tồn giống và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

\r\n

\r\n Các cán bộ lựa chọn một số hộ dân ở Hải Dương để thử nghiệm mô hình này. Trước đây đã có nhiều hộ dân ở đây đã nhập giống cá trắm đen từ Trung Quốc về nuôi ghép trong ao, nuôi ghép với cá quả, sử dụng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên các hộ đều chưa có kỹ thuật nuôi nên hiệu quả không được lâu dài, dễ dịch bệnh. Lần thử nghiệm này cá giống trắm đen được cung cấp bởi Bộ môn NTTS, Khoa CN & NTTS. Cá giống khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu của bệnh hay ký sinh trùng. Các hộ gia đình có ao được chọn để xây dựng mô hình thường xuyên có sự liên lạc, trao đổi với cán bộ của đề tài để có phương pháp chuẩn bị ao, lựa chọn cá giống và thả cá cũng như phương pháp chăm sóc quản lý thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

\r\n

\r\n Nhìn chung, trong suốt quá trình nuôi, cá trắm đen có tốc độ lớn tốt, khả năng sử dụng và hấp thu thức ăn có hiệu quả. Nuôi ghép cá trắm đen với cá rô đồng cho hiệu quả kinh tế 86-89 triệu/1000m2, cá ít bệnh, tận dụng mặt nước và phổ thức ăn tốt. Các mô hình nuôi đơn và nuôi ghép cá trắm đen cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi các đối tượng cá truyền thống.

\r\n

\r\n Cá trắm đen mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cần tập huấn kỹ về kỹ thuật nuôi đối tượng này cho người dân. Các nhà khoa học cần đầu tư nghiên cứu nhiều hơn về đối tượng cá trắm đen (loại thức ăn phù hợp, bệnh cá,…) để không chỉ trong phạm vi Hải Dương mà có thể truyền thông giới thiệu, phát triển mô hình này đến nhiều địa phương trên cả nước.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Thu hoạch cá trắm đen

\r\n