Một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây thiệt hại kinh tế nhiều nhất cho chăn nuôi gia cầm chính là các bệnh ở đường hô hấp. Sưng phù đầu gà (swollen head syndrome-SHS) là một hội chứng ở hệ thống hô hấp với đặc trưng là viêm mô bào dưới da gây sưng các xoang quanh mắt và đầu của gà (Barnes & Gross, 1997). Xuất phát từ tìm hiểu các công bố trên thế giới, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sưng phù đầu ở gà. Đặc biệt, sự đồng nhiễm của nhiều loại vi khuẩn trong bệnh hô hấp phức hợp ở gà như Ornithobacterium rhinotracheale (ORT), Avibacterium paragallinarum (APG), Mycoplasma gallisepticum (MG) và avian pathogenic Escherichia coli (APEC) làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp, tăng tỷ lệ tử vong (Gharaibeh & Algharaibeh, 2007; Mohamed M. Shawki & cs., 2017). Để kiểm soát bệnh hô hấp một cách tối ưu phụ thuộc lớn vào việc xác định chính xác căn nguyên gây bệnh.
Gần đây, phương pháp PCR trực tiếp đã được phát triển và ứng dụng như một sự đổi mới công nghệ và đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu và chẩn đoán lâm sàng (Alshahni & cs., 2009; Cascella & cs., 2015; Eszik & cs., 2016; Zhong & cs., 2019) với sự tiện lợi, nhanh chóng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là thiết lập phản ứng PCR trực tiếp để ứng dụng xác định tần suất có mặt của một số vi khuẩn thường gặp ORT, APG, ORT và APEC ở gà mắc bệnh hô hấp phức hợp tại một số trang trại khu vực phụ cận Hà Nội với hai nội dung:
(i) Đánh giá mức độ đồng thuận giữa PCR trực tiếp và PCR thường quy
(ii) Ứng dụng PCR trực tiếp để xác định các vi khuẩn đồng nhiễm: MG, APG, ORT và APEC ở bệnh phẩm gà mắc bệnh hô hấp phức hợp
Mẫu bệnh phẩm là dịch swab mũi, xương ống cuộn mũi, xoang mô mũi, bã đậu trong xoang đầu mặt của gà mắc bệnh hô hấp phức hợp ở Hà Nội và khu vực phụ cận được thu thập, ly giải mẫu (PCR trực tiếp), tách chiết và tinh sạch ADN (PCR thường quy). Kết quả điện di sản phẩm so sánh giữa PCR trực tiếp và PCR thường quy được thể hiện trong hình 1. Mặc dù nồng độ axit nucleic tổng số trong PCR trực tiếp còn thấp nhưng cũng đủ đáp ứng điều kiện cho phản ứng PCR với vạch đặc hiệu rõ ràng.
|
|
Hình 1. Kết quả điện di mẫu đối chứng dương trong PCR trực tiếp và PCR thường quy |
Sau khi so sánh, mức độ đồng thuận của hai phương pháp trong phát hiện các loại vi khuẩn là rất cao (0,88-1) nên có thể được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh đường hô hấp ở gà với 173 mẫu tại các trại thuộc khu vực phụ cận Hà Nội để xác định tỷ lệ lưu hành của 4 loại vi khuẩn ORT, APG, MG và APEC bằng PCR trực tiếp. Kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ dương tính của 4 loại vi khuẩn ở gà mắc bệnh hô hấp phức hợp (n = 173)
TT
|
Mầm bệnh
|
Số mẫu
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
ORT
|
16
|
9,0a
|
2
|
APG
|
59
|
34,0b
|
3
|
MG
|
40
|
23,0c
|
4
|
APEC
|
3
|
2,0d
|
|
Tổng
|
118
|
68,0
|
Ghi chú: Mycoplasma gallisepticum (MG), Avibacterium paragallinarum (APG), Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) và avian pathogenic Escherichia coli (APEC)
Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Trong tổng số 173 mẫu bệnh phẩm gà mắc sưng phù đầu, phát hiện 118 mẫu (chiếm 68,0%) dương tính với ít nhất một trong bốn vi khuẩn ORT, APG, MG và APEC. Cụ thể, vi khuẩn APG có mặt nhiều nhất trong các mẫu xét nghiệm. Bằng phản ứng PCR trực tiếp phát hiện thấy 59 mẫu gà sưng phù đầu dương tính với APG, chiếm 34,0%. Tiếp đến là phát hiện 40/173 mẫu dương tính với vi khuẩn MG (23,0%), ORT có mặt trong 16/173 mẫu, chiếm 9,0%. Trong 173 mẫu kiểm tra chỉ có 3 mẫu dương tính với APEC, chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,0% (P < 0,05).
Bảng 2. Tỷ lệ đồng nhiễm trong các mẫu dương tính (n = 118)
STT
|
Mầm bệnh
|
Số mẫu dương tính
|
Tỷ lệ dương tính
|
1
|
ORT, APG
|
6
|
5,0
|
2
|
ORT, MG
|
1
|
1,0
|
3
|
ORT, APEC
|
1
|
1,0
|
4
|
APG, MG
|
12
|
10,0
|
5
|
APG, APEC
|
1
|
1,0
|
6
|
ORT, APG, MG
|
6
|
5,0
|
|
Tổng
|
27
|
23,0
|
Ghi chú: Mycoplasma gallisepticum (MG), Avibacterium paragallinarum (APG), Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) và avian pathogenic Escherichia coli (APEC)
Nghiên cứu này tiếp tục so sánh tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn trong các mẫu dương tính PCR (Bảng 2). Kết quả cho thấy trong 118 mẫu dương tính với vi khuẩn ORT, MG, APG, APEC, 27 mẫu có sự xuất hiện từ hai mầm bệnh trở lên (chiếm 23,0%). Trong đó chỉ có 6 mẫu phát hiện đồng thời cả 3 loại vi khuẩn ORT, APG, MG (chiếm 5,0%). Hơn nữa, bằng phản ứng PCR trực tiếp không phát hiện trường hợp nào dương tính với cả 4 mầm bệnh trên (P >0,05).
Trong 6 kiểu đồng nhiễm, tỷ lệ đồng nhiễm hai vi khuẩn APG và MG là cao nhất với 12/27 mẫu (chiếm 44%), tiếp theo là tỷ lệ đồng nhiễm ORT và APG với 22% (6/27 mẫu). Tương tự cũng quan sát thấy 6/27 mẫu (chiếm 22%) dương tính đồng thời với ba mầm bệnh là ORT, APG và MG. Ngược lại các tỷ lệ nhiễm ghép khác chỉ dao động khoảng 4%.
Nghiên cứu này đã thiết lập và ứng dụng thành công phản ứng PCR trực tiếp để khẳng định sự có mặt và tình trạng đồng nhiễm 4 loại vi khuẩn ở gà mắc bệnh hô hấp phức hợp nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận. Tỷ lệ nhiễm ORT, APG, MG và APEC được phát hiện lần lượt là 9, 34, 23 và 2%. Trong đó 23% số mẫu dương tính với đồng thời từ hai mầm bệnh trở lên.